Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Vượt Cạn Dễ Dàng? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vượt cạn là quá trình đau đớn đến mức không tưởng mà bà mẹ nào cũng phải trải qua. Vậy bà bầu nên ăn gì để hành trình vượt cạn bớt đau đớn và dễ dàng hơn?
Người phụ nữ nào cũng nói không nỗi đau nào bằng đau đẻ với những cơn đau âm ỉ đến dữ dội kéo dài. Điều này khiến nhiều bà mẹ sắp sinh trở nên bất an và lo lắng vô cùng. Nhưng có những loại thực phẩm có thể cứu cánh cho các bà bầu giúp quá trình sinh nở diễn ra nhanh và nhẹ nhàng hơn. 1. Rau lang Rau lang là loại loại rau phổ biến trong các bữa ăn gia đình nhưng không nhiều người biết rằng loại rau này đặc biệt tốt đối với phụ nữ mang thai. Với tính thanh mát, vị ngọt lại chế biến được linh hoạt xào, luộc, nấu canh… mà rau lang trở thành bạn đồng hành của các bà bầu trong suốt thai kỳ. Thường xuyên ăn rau lang sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, nhuận tràng, hạn chế táo bón. Đến thời gian gần sinh nở các mẹ ăn nhiều rau lang giúp việc sinh thường trở nên dễ dàng, cơn đau đẻ ngắn hơn, giữ sức cho bà bầu. 2. Dứa (thơm) Mang thai nên ăn gì lúc gần sát ngày vượt cạn thì câu trả lời là dứa. Dứa chứa nhiều enzyme bromelain làm mềm cổ tử cung giúp quá trình sinh nở mau chóng. Nhưng cũng chính loại enzyme này gây ra các cơn co thắt tử cung nên chị em tuyệt đối tránh ăn trong thời gian đầu và giữa thai kỳ mà chỉ ăn vào những tuần cuối thai kỳ từ tuần thứ 38 trở đi. Nếu chán việc ăn, mọi người có thể ép dứa lấy nước uống cũng rất đơn giản, nhanh chóng lại vô cùng thơm ngon.
3. Vừng đen Vừng đen chứa nhiều dầu, vitamin E, protein, axit folic là những dưỡng chất hỗ trợ đắc lực cho việc vượt cạn diễn ra thuận lợi. Món vừng đen nấu với bột sắn dây còn có thêm công dụng thanh nhiệt cơ thể, bổ máu, đẹp da, đẹp tóc, giúp tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu. Chính vì vậy từ tuần thứ 33, 34 các mẹ nên nấu chè vừng đen với sắn dây và đường phèn ăn mỗi ngày 1 lần, sẽ thực sự hữu ích đấy.
4. Lá tía tô Nếu hỏi các bà mẹ giàu kinh nghiệm trong việc sinh nở bà bầu nên ăn gì để vượt cạn bớt đau thì ai cũng kể đến lá tía tô. Tía tô được nhắc đế như một “thần dược” của vô số mẹ bầu. Ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ, sản phụ liên tục uống nước tía tô sẽ kích thích cổ tử cung mở nhanh hơn, quá trình sinh con cũng nhẹ nhàng, ít đau đớn. Cách sắc nước tía tô uống vô cùng rất đơn giản. Bạn vò nhẹ một nắm lá tía tô to cho vào nồi cùng 2 lít nước. Khi sôi cho nhỏ lửa đến khi còn lại khoảng 1 nửa lượng nước thì tắt bếp và uống nước tía tô khi còn ấm. 5. Rau húng quế Rau húng quế là loại rau thơm mà tìm đâu cũng có và chợ nào cũng bán. Vào những tháng cuối thai kỳ từ tháng thứ 7 trở đi, chị em nên xay nhuyễn lá cây húng quế lấy nước uống, mỗi ngày 300ml cũng giúp sinh con nhẹ nhàng hơn. Các mẹ có thể cho thêm một ít đường nếu cảm thấy khó uống quá.
6. Cam thảo Giống với nước ép dứa, nếu thường xuyên uống trà cam thảo ở những tuần cuối thai kỳ có thể hỗ trợ việc gây ra những cơn co thắt lúc lâm bồn thúc đẩy quá trình chuyển dạ, sinh con. Chú ý, nước cam thảo các mẹ cũng chỉ nên uống ở những tuần cuối và gần ngày dự sinh, không uống trong những tháng đầu và giữa thai kỳ.
Bà Bầu Nên Ăn Gì Trước Khi Vượt Cạn Sinh Con?
Bà bầu nên ăn gì trước khi vượt cạn sinh con? Những nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, việc mẹ bầu ăn uống đúng cách và ăn đúng loại thực phẩm khuyên dùng trước đó khi chuẩn bị lên bàn đẻ sẽ tác động tích cực tới quá trình chuyển dạ về sau. Tuy nắm rõ những tư vấn từ các chuyên gia là vậy nhưng đâu phải mẹ nào cũng biết được một chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn dành riêng cho người sắp sinh con. Thường thì tâm lý của hầu hết các mẹ sắp vượt cạn rất lo lắng và hồi hộp, thậm chí nhiều người còn sợ những cơn đau co thắt tử cung hành hạ nên trước đó không dám ăn gì hoặc không đủ sức, đủ bình tĩnh để ăn bất cứ món nào. Nhưng lời khuyên chân thành cho bà bầu sắp sinh cần lưu ý đó là nên tăng cường ăn các đồ ăn chứa tinh bột, ăn thêm những bữa phụ, không nên ăn đồ cay nóng và cẩn trọng hơn các món đồ uống.
Bà bầu nên ăn gì trước khi vượt cạn để sinh con khỏe mạnh dễ dàng và thuận lợi nhất?
Những đồ ăn chứa nhiều tinh bột như bánh mì, khoai tây, cơm, ngũ cốc thường được ưu tiên đối với mẹ bầu đang chuẩn bị chuyển dạ. Bởi những thực phẩm này cung cấp nhiều carbohydrate giúp giải phóng năng lượng chậm, để mẹ bầu có thêm sức lực để chiến đầu dai dẳng với cuộc vượt cạn ròng rã phía trước.
Lưu ý: Vượt cạn cũng như một cuộc chạy đua ma ra tông vậy, mẹ bầu càng cần giữ sức, bền sức để có thể về đích đúng thời điểm.
2. Không nên ăn đồ cay
Những cơn ợ nóng do đồ cay có thể làm quá trình sinh nở của bạn trở nên khó khăn hơn. Bởi vậy, nên hạn chế món ăn có chứa ớt, các gia vị mạnh khiến bụng bạn bị sôi và khó chịu trong lúc chuẩn bị lên bàn đẻ. Không những vậy, chị em cũng nên nhớ rằng những món như thịt, các loại đồ ăn chứa lượng chất béo nhiều khiến hệ tiêu hoá bạn trở nên nặng nề cũng không nên ăn. Các món ăn có nhiều socola, đường ngọt, chất béo cũng nên hạn chế ăn trước khi lên bàn đẻ.
Bạn cũng nên ăn đều đặn để giữ năng lượng nhưng nên chia thành các phần nhỏ. Đặc biệt là giai đoạn đầu chuyển dạ, khi những cơn co thắt còn nhẹ nhàng thì mẹ bầu nên cố gắng ăn một chút. Bởi khi những cơn co thắt bắt đầu tăng lên thì cảm giác đau đớn khiến bạn chẳng muốn ăn bất cứ thứ gì.
3. Ăn những bữa phụ
Kể cả khi bạn không có cảm giác đói thì cũng nên cố ăn một chút đồ nhẹ trước mỗi giờ đồng hồ trong lúc chuyển dạ. Bởi khi chuyển dạ cơ thể bà bầu sẽ phải tiêu tốn nhiều năng lượng nên có thể khiến chị em rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, tụt đường huyết khiến cơn đau đẻ càng khó chịu hơn nhiều.
Những món ăn nhẹ như bánh quy giòn, trái cây, bánh gạo,…sẽ giúp bạn có thêm lượng đường trong máu và năng lượng để cầm cự. Mẹ cũng nên thử một chút súp hay cháo nhẹ để bớt cơn đói mà không làm mình bị đầy bụng.
Bà bầu cần nhớ rằng chuyển dạ là khoảng thời gian khiến bạn dễ mất nước nhất. Chính bởi vậy, để tránh trường hợp cơ thể bị mất nước, dễ gây mệt mỏi thì bà bầu nên uống đủ nước để cuộc chuyển dạ hiệu quả hơn.
Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống một ly sữa ấm hoặc nước hoa quả tươi đều được. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý không nên dùng các loại nước có ga, các đồ uống chứa nhiều axit như nước chanh, cam, nước bưởi để giúp dạ dày không bị khó chịu.
Mẹ Bầu Nên Ăn Gì Để Dễ Sinh Thường?
Mẹ bầu nào lần đầu tiên làm mẹ cũng đều lo lắng về việc đau đẻ, vì thế ăn gì để dễ sinh, sinh nhanh, mẹ tròn con vuông là thắc mắc của nhiều bà bầu.
Mẹ bầu nên ăn gì để dễ sinh thường?
Mẹ bầu nên ăn gì để dễ sinh thường?
Trong dân gian truyền miệng rất nhiều món ăn mẹ bầu có thể sử dụng để sinh con thuận tự nhiên một cách dễ dàng, mẹ bầu có thể bắt đầu vận dụng từ tháng thứ 5 của thai kỳ
Mè đen nấu cùng bột sắn dây và đường phèn để ăn mỗi ngày một lần sẽ có tác dụng tốt trong việc giúp cho mẹ bầu sinh thường vì theo phân tích của các Bác sĩ chuyên khoa trong mè đen có chứa các thành phần như: dầu, protein, vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ cho quá trình hình để của mẹ bầu được diễn ra thuận lợi hơn. Mẹ bầu nên ăn mè đen ở tuần thai thứ 34 – 35 để có được hiệu quả tốt nhất.
Mặc dù là kinh nghiệm dân gian, nhưng nhiều bà mẹ đã vận dụng phương pháp uống nước lá tía tô và thu được kết quả tốt, việc uống nước lá tía tô một tuần trước khi dự sinh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Mỗi lần mẹ bầu nên uống khoảng nửa lít khi còn ấm, uống liên tục nhiều ngày đến khi chuyển dạ. Nước lá tía tô giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, bé yêu trào đời trong thời gian ngắn nhất và cực kỳ hiệu quả.
Nước ép từ rau húng quế được xem như một thức uống thần dược cho các mẹ chuyển dạ nhanh chóng vào 3 tháng cuối của thai kỳ, mỗi tháng mẹ bầu nên uống từ 1-2 cốc nước ép rau húng quế. Bạn dùng 1 nắm ngọn rau húng quế tươi, ngâm rồi rửa thật sạch sau đó để ráo nước rồi giã vắt lấy nước cốt, rồi thêm nước đun sôi và để nguội.
Từ khi bước sang tuần 39 bạn nên uống nước ép dứa hoặc các món ăn chế biến từ dứa, trong dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, đây được xem là loại thuốc tự nhiên giúp thúc đẩy quá trình chuyển dạ nhanh chóng hơn, để kích thích tử cung co bóp, tuy nhiên, đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu nên tránh loại thực phẩm này.
Tăng cường sử dụng dứa những tháng cuối của thai kỳ
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, rau lang từ rất lâu đã được mẹ bầu lựa chọn để ăn trong suốt quá trình mang thai của mình, bởi rau lang có vị ngọt, tính mát, nhiều chất xơ, chứa nhiều các loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe, việc đầu tiên có thể giúp cho mẹ bầu khắc phục tình trạng táo bón, bên cạnh đó việc ăn rau lang thường xuyên sẽ giúp cho thời gian đau bụng khi đẻ được rút ngắn, bởi lúc đó cổ tử cung sẽ mở nhanh hơn, giảm các cơn đau giúp cho quá trình sinh được suôn sẻ. Ngoài ra, sau khi sinh xong mẹ bầu vẫn có thể ăn rau lang sẽ giúp cho lợi sữa hơn. Bạn nên sử dụng ngọn ra non, có xuất xứ rõ ràng về nguồn gốc để có được hiệu quả tốt nhất.
Ăn cà tím bào tuần cuối của thai kỳ là bài thuốc hỗ trợ hữu hiệu cho sinh nở theo kinh nghiệm dân gian. Do đó, mẹ bầu thường xuyên ăn cà tím vào tháng cuối của thai kì sẽ giúp cho cổ tử cung sẽ co giãn tốt hơn, từ đó làm cho quá trình sinh nở được thuận lợi hơn.
Trong những tuần cuối của thai kì, các bác sĩ có lời khuyên bạn nên ăn cay theo sở thích cũng là một cách để “gọi” bé chào đời.
Khi mẹ bầu xuất hiện cơn chuyển dạ, bạn nên sử dụng hoa hướng dương khô có thể mua từ các tiệm thuốc bắc rửa sạch và sắc với 1,5 lít nước sôi và uống ngay khi nước còn ấm để giúp mẹ bầu vượt cạn êm ái và dễ dàng hơn. Ngoài ra, trong những tuần mang thai mẹ bàu nên uống nhiều nước hơn, để có thể bù lại lượng nước do mồ hôi tiết ra trong khi đau đẻ.
Bà Bầu Thiếu Máu Nên Ăn Gì: Top 6+ Thực Phẩm Bà Bầu Dễ Ăn
Khoảng 70% phụ nữ mang thai sẽ mắc bệnh thiếu máu thai kỳ, nguyên nhân là do nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên gấp 5 đến 7 lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tại sao khi mang thai bà bầu dễ bị thiếu máu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu ở các bà bầu nhưng chủ yếu là do cơ thể thiếu sắt gây ảnh hưởng đến sự sản sinh hồng cầu trong máu. Khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể sẽ tăng lên từ 5 đến 7 lần, đặc biệt ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ không cung cấp đủ sắt cho thai nhi thì thai nhi sẽ lấy sắt từ chính cơ thể mẹ dẫn đến tình trạng mẹ thiếu máu.
Thông thường, sắt sẽ được hấp thụ qua đường ăn uống là chủ yếu nhưng lượng sắt này chỉ đáp ứng được từ 5% đến 15% nhu cầu sắt của cơ thể. Bởi vậy mà khi mang thai, các bà bầu cần bổ sung lượng sắt gấp 7 đến 8 lần thì mới đảm bảo được cơ thể mẹ và bé không thiếu máu.
Những mẹ bị ốm nghén, không ăn uống được nhiều thì khả năng thiếu máu là rất cao. Bởi vậy mà trước khi mang thai mẹ Bắp vẫn chăm uống thêm sắt, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh mẹ Bắp vẫn kiên trì giữ thói quen này bởi cơ thể hấp thụ sắt qua thực phẩm không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Ấy thế mà chỉ trong 3 tháng giữa vẫn bị thiếu máu do chế độ dinh dưỡng không được cân bằng.
Thiếu máu ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi như thế nào?
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 36,8% bà bầu tại Việt Nam bị thiếu máu thai kỳ. Khá nhiều bà bầu coi nhẹ vấn đề này bởi nghĩ rằng điều này chỉ gây ảnh hưởng đến mẹ mà không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng thực tế thì nó đặc biệt nguy hiểm cho cả hai.
Đối với bà bầu, thiếu máu sẽ gây ra những nguy cơ sau:
Đối với sức khỏe của bé thì càng nghiêm trọng bởi khi cơ thể mẹ thiếu máu dẫn đến việc lượng acid folic trong cơ thể cũng thiếu hụt, nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh rất cao. Khi sinh ra, bé cũng sẽ bị thiếu máu do lượng sắt dự trữ trong bụng mẹ ít.
Bé có nguy cơ bị nhẹ cân, đẻ non tháng, tăng tỷ suất và bệnh suất sơ sinh hơn. Ngoài ra, những trẻ bị thiếu máu cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những trẻ khác. Nó còn gây ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trí não, khiếm khuyết trong hình thành myelin do thiếu sắt.
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Thiếu máu thực sự rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé nên chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Vậy chọn thực phẩm cho bà bầu bị thiếu máu như thế nào? Thực đơn rất đơn giản, các thực phẩm đều rất gần gũi và dễ chế biến nên các mẹ không nên quá lo lắng. Những thực phẩm này bà bầu có thể ăn trong suốt thai kỳ, không gây ảnh hưởng cho bé ở bất kỳ giai đoạn nào.
1. Thịt bò
Mẹ Bắp đã ăn nhiều thịt bò đến mức sau khi sinh Bắp cứ thấy thịt bò là sợ. Trong thịt bò có chứa một lượng sắt vô cùng lớn. Trong 100g thịt bò nạc sẽ cung cấp khoảng 3.1 mg chất sắt, tương ứng với 21% lượng sắt mà các bà bầu thiếu máu cần bổ sung mỗi ngày. Nếu thịt bò có cả mỡ thì lượng sắt sẽ cao hơn một chút, khoảng 3,2mg.
Bởi vậy mà mỗi ngày mẹ Bắp đều ăn thịt bò được chế biến dưới mọi hình thức: bít tết, kho, sốt vang, xào, nộm, nấu cháo, nướng… Thịt bò rất dễ chế biến và dễ kết hợp với nhiều loại rau củ quả nên những mẹ bị ốm nghén đều có thể ăn được. Tuy nhiên, tuyệt đối không ăn bò tái mà tất cả đều phải chín để đảm bảo bò không bị nhiễm khuẩn.
2. Bí ngô
Trong bí ngô có chứa rất nhiều sắt, canxi, carotene, kẽm, các chất dinh dưỡng khác. Bí ngô càng chín thì lượng sắt càng cao nên bí ngô không thể thiếu trong thực đơn cho người thiếu máu. Mẹ có thể nấu canh, cháo, làm bánh, nấu súp. Đừng quên kết hợp với những thực phẩm khác nhất là thịt bò, rất dễ ăn và tạo nhiều hương vị cho món ăn.
3. Lòng đỏ trứng gà
Trong các loại trứng thì trứng gà là bổ nhất cho bà bầu bởi lòng đỏ trứng gà có chứa rất nhiều sắt, vitamin A, D, K, B1, B6 rất tốt cho việc sản sinh hồng cầu. Những chất này nhiều gấp 3-4 lần so với lòng đỏ trứng vịt, ngỗng.
Để chế biến các món ăn với lòng đỏ trứng gà thì siêu nhiều trong đó mẹ Bắp hay làm thành váng sữa, flan, muffin đều rất dễ ăn, vừa có thể ăn vặt hàng ngày vừa có thể làm bữa ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng, nhanh gọn.
4. Bông cải xanh
Trong bông cải xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, điển hình là sắt, canxi, crom, protein, carbohydrate, vitamin C, vitamin A rất tốt cho bà bầu thiếu máu. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh còn giúp bé phát triển hệ xương tốt hơn, tăng sức đề kháng.
Các bà bầu thiếu máu nên bổ sung bông cải xanh thường xuyên, chế biến thành các món ăn đơn giản như: hấp, luộc, xào, nấu cháo, salad. Có thể ăn kèm cùng ức gà, thịt bò, thịt lợn để tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn.
5. Yến mạch
Nếu mẹ nào bị dị ứng với mùi cơm khi mang thai như mẹ Bắp thì không nên bỏ qua yến mạch. Trong 3 tháng đầu, mẹ Bắp không ăn nổi bất cứ một chút cơm nào mà chỉ ăn yến mạch và gạo lứt. Trong yến mạch có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan, vitamin nhóm B, sắt, phốt pho, canxi, protein, magie rất lớn giúp làm giảm tình trạng thiếu máu và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ có thể làm bánh, nấu cháo đều rất dễ ăn.
6. Rau chân vịt
Theo tìm hiểu của mẹ Bắp thì cứ ½ bát rau chân vịt nấu chín sẽ cung cấp 3,2mg sắt. Ngoài ra, trong rau chân vịt còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin C, beta-carotene, canxi, folate không chỉ bổ máu mà còn tốt cho sự hình thành và phát triển của hệ xương, răng, não của bé.
Mặc dù các thực phẩm trên rất tốt cho các bà bầu bị thiếu máu nhưng các mẹ nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng cân bằng, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm bởi cái gì nhiều cũng sẽ không tốt. Đừng quên uống 2 lít nước mỗi ngày để quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Để cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả nhất, các bà bầu nên kết hợp thực phẩm chứa sắt với thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
Hiện nay sữa Morinaga cho bà bầu ăn kém luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các thai phụ. Bạn nên đọc bài viết sau: Review sữa bầu morinaga có tốt hay không?
Tạm kết
Phía trên là những món ăn bổ máu cho bà bầu, tại sao phải ăn như vậy mẹ Bắp đều đã giải thích rất kỹ càng. Hy vọng, với những thông tin mẹ Bắp chia sẻ sẽ giúp các bà bầu thiếu máu biết được mình nên bổ sung gì, bổ sung như thế nào là hợp lý.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Vượt Cạn Dễ Dàng? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!