Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Gầy Có Đáng Lo? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, thông thường phụ nữ mang bầu sẽ tăng từ 10 – 12kg. Tuy nhiên, một số người khi mang thai lại bị sụt cân. Theo các bác sĩ, bà bầu gầy được xếp vào dạng thai kỳ có nguy cơ cao, tỷ lệ tai biến sau sinh nhiều hơn người bình thường.
Sụt cân – nỗi ám ảnh của bà bầu gầy Chị Thùy Dương (28 tuổi, Q.Bình Thạnh, TPHCM) lo lắng: “Tôi mang bầu đến tháng thứ 7 mà vẫn ăn vào rồi nôn ra, thậm chí cả sữa cũng không thể uống vì cứ có cảm giác tanh tanh”. Chị Dương đã phải nhập viện vài lần vì hiện tượng dọa xảy thai do cơ thể mẹ quá yếu. Tương tự, chị Bích Tuyền (26 tuổi, Q.Tân Bình, TPHCM) cho biết, nếu như những bà bầu khác chỉ nghén trong khoảng 3 tháng đầu thì chị Thủy lại bị thai “hành” cho tới tháng thứ 6 của thai kỳ, tình trạng tệ đến nỗi chị phải nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai. Bình thường chị Thủy vốn đã thân hình “siêu mỏng” (khoảng 44kg và cao gần 1m60), 2 tháng mang bầu chị lại sụt gần 3 kg do không ăn uống được gì. Thời gian đó ai gặp chị đều tỏ ra lo lắng: “sao mang bầu mà gầy và xanh xao quá vậy?”. Chị Thủy tâm sự “tôi cũng thương con và muốn mình ăn uống được nhiều để có chất nuôi em bé nhưng không hiểu sao tôi mất cảm giác thèm ăn. Thậm chí chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn, dầu mỡ là tôi phải chạy nhanh vào nhà vệ sinh để nôn”. Theo Bác sĩ chuyên khoa 1- Bạch Tuyết Mai, Chuyên khoa sản phụ, BV Trưng Vương TPHCM, những bà bầu quá gầy có khả năng xảy ra nhiều nguy cơ do cơ thể người mẹ yếu. Việc thiếu cân nặng sẽ không đủ chất để nuôi bào thai trong bụng. Thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng trong tử cung. Tỷ lệ tai biến lúc sinh của bà bầu gầy cũng nhiều hơn. Người mẹ gầy thường có nguy cơ rặn yếu, quá trình chuyển dạ kéo dài, phải hỗ trợ bằng sinh hút và dễ gặp tai biến băng huyết sau sinh. Đứa con sau khi sinh cơ thể rất yếu, bú kém, khả năng mắc bệnh cao hơn, sự phát triển thể chất và trí tuệ kém. Một số thai nhi còn có thể chết ngay trong bụng mẹ hoặc sau sinh. Bà bầu gầy cần chú trọng dinh dưỡng BS Mai cũng cho biết thêm, trung bình bà bầu cần tăng thêm 10 – 12kg trong 9 tháng mang thai mới hy vọng có một em bé đủ cân (khoảng 3kg) và chiều cao tốt (50cm). Trong đó, ba tháng đầu thai phụ bị nghén nên thường chỉ tăng được 1-2 kg, đến ba tháng giữa tăng lên 4 – 5kg và tăng tốc ở 3 tháng cuối lên 5 – 6kg. Riêng với bà bầu thuộc loại người gầy hoặc có đa thai, cần tăng trọng nhiều hơn từ 14 – 18kg. Để giảm bớt nguy cơ cho mẹ và bé, người phụ nữ nên chuẩn bị một cân nặng hợp lý trước khi quyết định mang thai (chỉ số cân nặng theo đơn vị kg chia cho bình phương chiều cao theo đơn vị mét phải từ 18.5 đến 24.99). Cân nặng hợp lý để dự phòng cho trường hợp ốm nghén người mẹ không ăn được nhưng vẫn còn lượng mỡ dự trữ để nuôi thai. Trường hợp phụ nữ đã mang thai khi cơ thể quá gầy ngoài việc cần phải tuân thủ theo tháp dinh dưỡng, ngay trong những tháng mang thai đầu tiên phụ nữ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày. Nếu người mẹ nôn ói nhiều lần và không ăn uống được, bác sĩ sẽ cân nhắc để hỗ trợ bằng đường dịch truyền. Tuy nhiên, việc truyền đạm phải cân nhắc vì khi truyền vào cơ thể phụ nữ mang thai dễ có nguy cơ gây phản ứng sốc. Một số thai phụ gầy không uống được sữa vì mùi tanh, hoặc bị nghén thì nên thử các loại sữa khác như: sữa đậu nành, sữa tươi, sữa chua, phô mai…. Bên cạnh đó, bà bầu nên uống từng ít một đều đặn trong ngày, sau đó từ từ tăng lượng sữa. Nếu như đã thử mọi cách vẫn không thể uống được sữa, bà bầu có thể thay thế bằng món ăn chứa nhiều chất đạm, béo, canxi, sắt, Omega3, Omega6, DHA, Axit Folic, các vitamin (A, D, E, K)… Việc ăn uống đa dạng, cân bằng sẽ đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và bé. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, thai phụ gầy phải dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn dưỡng thai. Gia đình nên tìm cách giảm bớt việc làm cho bà bầu gầy. Ngoài ra, bà bầu gầy cần có chế độ thăm khám định kỳ gắt gao hơn bà bầu thường, khoảng 2 tuần/lần. Khương Quỳnh – Nguyễn Huyền
Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân Có Đáng Lo Không?
Chị em phụ nữ rất dễ gặp phải các vấn đề da liễu bất thường trong quá trình mang thai. Nhiều bà bầu phàn nàn vì tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị nổi mẩn ngứa ở chân. Xác định rõ nguyên nhân mới có thể đưa ra phương án can thiệp phù hợp. Điều này cũng sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ nói riêng và sức khỏe thai kỳ nói chung.
Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân – Nguyên nhân do đâu?
Mang thai là khoảng thời gian rất nhạy cảm với bất cứ người phụ nữ nào. Các vấn đề sức khỏe bất thường, nhất là vấn đề về da sẽ rất dễ kích hoạt. Trong đó, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân.
Các vết mẩn không chỉ khiến bề mặt da bị tổn thương mà còn đi kèm với tình trạng ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu. Cào gãi còn dễ khiến phát sinh thêm các tổn thương thứ phát và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
1. Sự thay đổi đột ngột của hormone trong cơ thể
Trong thai kỳ, nhất là ở 3 tháng đầu tiên thì hormone trong cơ thể thai phụ sẽ có sự thay đổi rất lớn. Cơ thể của nhiều bà bầu sẽ không thể thích ứng kíp được với sự thay đổi đột ngột này.
Sau quá trình thụ thai, hoàng thể ở buồng trứng sẽ sản sinh nhiều hormone progesterone hơn bình thường. Điều này nhằm giữ cho bào thai được bám chắc vào thành tử cung. Đồng thời tuyến yên cũng sẽ sản sinh ra nhiều prolactin – hormone hơn. Chính sự thay đổi hormone một cách đột ngột này được cho là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân.
2. Bà bầu bị nổi mề đay
Sẩn ngứa và nổi mề đay là tình trạng phổ biến có thể gặp ở khoảng 1% phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Đây là cơn phát ban lành tình mà đặc trưng là sự xuất hiện của các nốt sẩn nhỏ với màu hồng và thường nổi trên vết rạn da.
Những nốt sần có thể tập hợp lại thành từng mảng. Tình trạng nổi mề đay thường xuất hiện ở vùng bụng rốn nhưng sau đó có thể lan dần tới cả chân tay. Hiện tượng nổi sẩn ngứa hay mề đay thường kích hoạt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
3. Bà bầu bị viêm nang lông ở chân
Viêm nang lông ở chân cũng là nguyên nhân có thể khiến cho bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân. Thực tế ghi nhận, tình trạng này thường có xu hướng xuất hiện tương đối phổ biến ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Triệu chứng đặc trưng nhất là vùng da chân bị bệnh thường xuất hiện các nốt mẩn ngứa. Có thể kèm theo mụn nước có dịch mủ ở lỗ chân lông. Nếu sớm phát hiện và can thiệp đúng cách thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng được kiểm soát và chữa lành.
Tuy nhiên nếu để kéo dài, vùng da tổn thương có thể lan rộng khiến mẹ bầu rất ngứa ngáy, khó chịu. Một số trường hợp còn khiến cho u nhọt xuất hiện dưới da, gây ra cảm giác đau đớn cho thai phụ. Lúc này, thâm sẹo lớn có thể tồn tại dai dẳng trên da sau khi điều trị.
Nếu tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân xuất hiện ở khoảng từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 21 của thai kỳ thì rất có thể do mẹ bầu đang mắc bệnh viêm da bọng nước. Triệu chứng ban đầu thường kích hoạt ở vùng bụng rốn và lan rất nhanh sang lưng, bàn chân, bàn tay… Tình trạng này khiến mẹ bầu rất khó chịu, ngứa ngáy đến mất ăn mất ngủ.
5. Các nguyên nhân khác
Sức đề kháng suy giảm: Sức đề kháng và hệ miễn dịch của phụ nữ giảm rõ rệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề bất thường bùng phát – nổi mẩn ngứa ở chân là một trong số đó.
Da nhạy cảm và dễ kích ứng: Các chuyên gia cho biết, những thay đổi về hormone cũng như tâm lý khi mang thai cũng có thể khiến cho làn da của bà bầu trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn. Vùng da chân dễ bị nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như nấm mốc, bụi bẩn, phấn hóa, chất tẩy rửa mạnh, xà phòng…
Căng thẳng và stress: Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những người lần đầu làm mẹ. Những bất ổn về tâm lý sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tạo điều kiện cho mẩn ngứa bùng phát.
Chế độ ăn uống: Trong thai kỳ, bà bầu thường phải bổ sung nhiều dưỡng chất hơn, ăn nhiều hơn trong từng bữa. Sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng, đồng thời cũng có thể làm tăng nguy cơ kích hoạt các triệu chứng da liễu.
Nổi mẩn ngứa ở chân khi mang bầu có đáng lo không?
Theo nhận định từ các chuyên gia Da liễu, bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là tình trạng thường gặp và không quá đáng lo. Nếu có biện pháp can thiệp đúng đắn thì việc kiểm soát và khắc phục là hoàn toàn không khó.
Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy kéo dài dai dẳng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ bầu. Ngứa ngáy gây khó chịu, mất ăn mất ngủ khiến tinh thần mệt mỏi, thể trạng suy nhược. Từ đó sẽ gián tiếp gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai kỳ.
Ngoài ra, nếu không sớm can thiệp thì tổn thương da còn có thể lan tỏa trên diện rộng. Ngứa ngáy khiến mẹ bầu thường xuyên cào gãi có thể làm phát sinh tổn thương thứ phát và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến làn da bị tổn thương nặng nề.
Cách xử lý khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân
Bà bầu không nên quá lo lắng khi bị nổi mẩn ngứa ở chân. Nếu biết khắc phục đúng cách thì sẽ nhanh chóng kiểm soát tốt triệu chứng và hạn chế tổn thương cho da.
1. Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể chườm lạnh
Cách này đặc biệt phù hợp khi các nốt mẩn ngứa là do tình trạng nổi mề đay gây ra. Mề đay thực chất là hệ quả do mao mạch tại lớp trung bì bị kích thích bởi một số chất trung gian gây dị ứng.
Vì vậy khi các triệu chứng bùng phát trên vùng da chân, bà bầu có thể chườm lạnh để làm giảm ngứa. Đồng thời xoa dịu vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa triệu chứng lan tỏa rộng.
Chườm lạnh có thể áp dụng khi các nốt mẩn ngứa khu trú tại những vùng da có phạm vi nhỏ. Trước hết hãy làm sạch vùng da tổn thương sau đó chườm túi hay khăn lạnh trực tiếp lên da. Điều này sẽ giúp làm co mao mạch, giảm sưng đỏ da và giảm ngứa.
2. Dùng nha đam và chanh tươi chữa mẩn ngứa ở chân khi mang thai
Nha đam là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc sức khỏe cho làn da. Các thành phần trong gel nha đam sẽ giúp cấp ẩm, làm dịu da và giảm ngứa rất hiệu quả.
Khi kết hợp với chanh tươi có tác dụng làm sạch da, sát khuẩn mạnh mẽ sẽ nâng cao công dụng điều trị. Bên cạnh đó còn giúp tăng hàng rào bảo vệ da, giúp chống lại sự tấn công của các yếu tố kích thích từ bên ngoài.
Dùng 1 lá nha đam tươi đem đi rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ và dùng thìa cạo lấy phần gel trong.
Cho vài giọt nước cốt chanh tươi vào trộn đều.
Vệ sinh sạch sẽ vùng da chân đang bị mẩn ngứa rồi thoa trực tiếp hỗn hợp gel nha đam và nước cốt chanh tươi lên.
Để khô tự nhiên trong khoảng 15 – 20 phút rồi dùng nước ấm rửa lại.
**Lưu ý: Nên thử trước gel nha đam lên vùng da khỏe mạnh rồi mới áp dụng cho vùng da bị nổi mẩn. Nước cốt chanh tươi có tính acid mạnh nên không áp dụng cho vùng da gặp tổn thương thứ phát hay đã có dấu hiệu nhiễm trùng.
3. Sử dụng mật ong chữa mẩn ngứa ở chân cho bà bầu
Mật ong chứa hàm lượng các dưỡng chất rất đa dạng và dồi dào. Bên cạnh công dụng nâng cao thể trạng, cải thiện miễn dịch thì nguyên liệu này còn giúp khắc phục các vấn đề da liễu thường gặp.
Các acid amin, vitamin B,E và thành phần chống oxy hóa trong mật ong có thể hỗ trợ phục hồi màng lipid. Đồng thời giúp dưỡng ẩm và làm giảm tình trạng da bong tróc và ngứa ngáy. Ngoài ra, hàm lượng polyphenol dồi dào trong mật ong còn kích thích sản sinh collagen.Nhờ đó mà có thể làm tăng tốc độ phục hồi tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo hình thành.
Vệ sinh sạch sẽ vùng da chân bị nổi mẩn ngứa rồi dùng khăn mềm lau khô.
Sử dụng mật ong nguyên chất thoa đều lên mà massage nhẹ nhàng vài phút.
Để khô tự nhiên thêm 10 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch.
Bên cạnh việc dùng mật ong đơn thuần thì bà bầu cũng có thể kết hợp với sữa chua không đường, chanh hay gel nha đam…
4. Bà bầu có thể uống trà hoa cúc
Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn chứa hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa. Chúng sẽ giúp điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, giữ cho làn da luôn ở trong trạng thái thông thoáng, dễ chịu.
Do đó, việc uống trà hoa cúc có thể giúp mẹ bầu kiểm soát tổn thương da cùng triệu chứng ngứa ngáy do tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân gây ra. Tuy nhiên, chỉ nên uống mỗi ngày 1 tách trà, việc lạm dụng sẽ dễ gây ra vấn đề rủi ro ngoại ý trong thai kỳ.
5. Dùng giấm táo chữa nổi mề đay ở chân cho bà bầu
Thực tế ghi nhận rằng, giấm táo cũng là một nguyên liệu có thể dùng để khắc phục các vấn đề da liễu. Và đặc biệt, nguyên liệu này an toàn với cả phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
Hàm lượng acid citric dồi dào có trong giấm táo sẽ giúp làm dịu da, sát trùng và cân bằng độ pH cho da. Nhờ đó mà giúp làm giảm ngứa, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn cùng tác nhân gây hại tấn công và gây nhiễm trùng.
Sử dụng 1ml giấm táo khuấy đều cùng 10ml nước lọc.
Vệ sinh vùng da chân đang bị nổi mẩn ngứa và lau khô.
Dùng bông y tế thấm vào dung dịch giấm táo pha loãng rồi thoa lên vùng da cần điều trị.
Nên vỗ nhẹ nhàng để giấm táo có thể thấm sâu vào bên trong da.
6. Bài thuốc thảo dược đặc trị nổi mẩn ngứa cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Các phương pháp kể trên chỉ có tác dụng giảm tình trạng mẩn ngứa tạm thời mà không có tác dụng điều trị tận gốc. Các bài thuốc Đông y chiết xuất từ thảo dược được xem là cứu tinh giúp bà bầu thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, sẩn phù hiệu quả và an toàn.
Nắm chắc quy tắc trị bệnh trong Đông y, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã cho ra đời bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc kế thừa tinh hoa y pháp của các danh y thời trước, nhiều công thức thuốc cổ truyền được Trung tâm Thuốc dân tộc lưu giữ và bảo tồn.
Kết quả thống kê tại phòng khám thương hiệu Thuốc dân tộc, mỗi năm bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đã giúp hàng ngàn người điều trị dứt điểm mẩn ngứa, mề đay. Bài thuốc quy tụ nhiều ưu điểm tuyệt vời, là sự lựa chọn hàng đầu của các bà bầu:
Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc được nghiên cứu bài bản bởi các y bác sĩ YHCT đầu ngành. Bài thuốc đặc trị mẩn ngứa, mề đay tận gốc, bám sát y lý trị bệnh trong Đông y.
Bài thuốc kết hợp song song 2 phương thuốc nhỏ tạo tác động kép vừa điều trị vừa phục hồi ngăn bệnh tái phát. 2 chế phẩm gồm Giải độc hoàn đặc trị mẩn ngứa, sẩn phù và Bình can hoàn phục hồi cơ thể, tăng cường thể trạng, ngăn bệnh quay trở lại.
Sự kết hợp của gần 30 vị thuốc quý có dược lực mạnh trong điều trị các bệnh về da liễu như: Phòng phong, Bồ công anh, Kim ngân cành, Xuyên khung, Hồng hoa, Diệp hạ châu,… cùng nhiều thảo dược khác.
Rất nhiều bệnh nhân có những phản ánh tích cực về hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang:
Dược liệu góp mặt trong Tiêu ban Giải độc thang đều được kiểm nghiệm khắt khe, chất lượng đạt chuẩn GACP – WHO. Bài thuốc an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ, phù hợp với bà bầu, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ, người có cơ địa yếu,…
Công thức thuốc có thể gia giảm linh hoạt tùy theo thể bệnh. Do đó bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang có thể xử lý mọi thể mề đay, mẩn ngứa, dị ứng…
Hiệu quả bài thuốc được cảm nhận rõ qua từng giai đoạn, thuốc tới đâu trị bệnh tới đó. Sau 7 – 10 ngày các triệu chứng mẩn ngứa, sẩn phù giảm rõ rệt. Có khoảng 95% người bệnh điều trị dứt điểm sau 1 – 3 tháng dùng thuốc. Số ít bệnh nhân còn lại cần thời gian điều trị dài hơn. Thời gian điều trị tùy theo sức khỏe và tình trạng bệnh của mỗi người.
Nhà văn trẻ Hạc Xanh chia sẻ hành trình thoát khỏi mề đay mẩn ngứa sau sinh với bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang.
Bạn Nghiêm Huyền Linh ( 25 tuổi, Hà Nội) bị mề đay mãn tính từ nhỏ. Nhờ kiên trì sử dụng Tiêu ban Giải độc thang Linh đã tạm biệt căn bệnh quái ác này sau 1 tháng sử dụng thuốc.
7. Một số cách chăm sóc khác
Cần chú ý vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/ngày, đồng thời giữ cho vùng da chân luôn được mát mẻ và khô thoáng.
Tuyệt đối không dùng tay cào gãi hay chà xát lên vùng da đang bị nổi mẩn ngứa. Thói quen cào gãi có thể khiến tổn thương lan rộng và gây trợt loét trên bề mặt da.
Không nên mang tất quá dày, mặc quần thông thoáng để tránh ma sát lên bề mặt da bị nổi mẩn ngứa.
Uống nhiều nước, đồng thời tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào trong chế độ dinh dưỡng.
Hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, trứng…
Cách ly với các yếu tố dễ gây kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa mạch, hóa mỹ phẩm, phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, lông động vật…
Nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn về những sản phẩm làm sạch, dưỡng ẩm và chăm sóc da phù hợp.
Bên cạnh việc áp dụng các mẹo tự nhiên tại nhà được đề cập ở trên thì bà bầu cũng cần chú ý đến một số biện pháp chăm sóc khác. Bao gồm cả việc chăm sóc da và chăm sóc sức khỏe tổng thể.
Điều này sẽ giúp hỗ trợ làm giảm ngứa, phục hồi tổn thương da nhanh chóng hơn, tăng miễn dịch cũng như hàng rào bảo vệ cho da. Cần thực hiện một số vấn đề cụ thể sau đây:
7. Khi nào thì bà bầu nên thăm khám bác sĩ?
Tình trạng nổi mẩn ngứa kích hoạt cùng việc nổi các nốt mụn nước li ti dễ vỡ.
Ngứa ngáy dữ dội và kéo dài ảnh hưởng lớn tới tâm lý, giấc ngủ và cuộc sống.
Tổn thương da lan tỏa rộng và trở nên nghiêm trọng.
Các mẹo điều trị và chăm sóc tại nhà không đáp ứng tốt với triệu chứng.
Vùng da bị nổi mẩn xuất hiện tổn thương thứ phát hay có dấu hiệu nhiễm trùng.
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân khi mang thai có thể do nhiều nhóm nguyên nhân cùng cộng hưởng kích hoạt. Nếu là do các bệnh lý da liễu thì việc chăm sóc và điều trị tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ mà không thể khắc phục hoàn toàn.
Bà bầu nên chú ý thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị khi:
Nhiều mẹ bầu luôn bị lo lắng và căng thẳng khi tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân kích hoạt thường xuyên. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhận định, đây không phải là vấn đề đáng quan ngại. Chỉ cần có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn thì sẽ kiểm soát nhanh chóng, ít ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Mẹ Sau Sinh Bị Sốt Có Đáng Lo?
Nếu sinh mổ hoặc bị rạch tầng sinh môn, sản phụ có thể bị sốt do nhiễm khuẩn vết mổ. Khi bị nhiễm khuẩn vết mổ sẽ có các triệu chứng sau: vết mổ sưng, dịch tiết ra máu hoặc mủ, xung quanh vết mổ bị sưng đỏ tấy. Lúc này, cần đưa ngay sản phụ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm.
Sau sinh sản phụ thường bị cương, tắc tuyến sữa, viêm vú dẫn đến sốt. Nếu sốt do căng tuyến sữa mẹ nên cho bé bú nhiều lần, vắt sữa dự trữ. Ngoài ra, để giảm đau bạn nên dùng khăn ấm chườm nóng và massage đều hai bên bầu ngực, mặc áo ngực rộng rãi, nới lỏng áo ngực để tránh chèn ép ngực gây đau đớn, khó thở.
Khi bị áp – xe vú mẹ sẽ có những triệu chứng như ngực căng to, sưng đỏ, có chỗ ấn mềm, nếu chọc dò vú sẽ có mủ. Lúc này phải sản phụ phải được điều trị chuyên khoa mới mong khỏi bệnh được.
Khi bị viêm tử cung và phần phụ sản phụ cũng bị sốt
Sau sinh từ 8 – 10 ngày, sản phụ có thể bị viêm tử cung và phần phụ với các biểu hiện như sốt kéo dài kèm đau bụng dưới, tử cung to, tử cung co thắt chậm, ấn bụng sẽ có cảm giác đau. Nếu không điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như viêm phúc mạc, viêm túi mủ vỡ vào bàng quang, âm đạo hoặc trực tràng rất nguy hiểm.
Với các triệu chứng như toàn thân mệt mỏi, rút cân nhanh, mạch đập nhanh, sốt cao, khó thở, buồn nôn. Một số sản phụ còn bị chướng bụng. Viêm phúc mạc nếu không được điều trị sớm sẽ phải cắt bỏ tử cung. Sốt do viêm phúc mạc tiểu khung
Triệu chứng này thường xuất hiện 3 ngày sau sinh hoặc muộn hơn từ sau 7-10 ngày mới bắt đầu bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng đi kèm như đau vùng bụng dưới, tử cung to, phù nề, sốt cao từ 39 – 40 độ C, kèm rét run. Lúc này cần nhanh chóng đưa sản phụ đi cấp cứu kẻo ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của mẹ.
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn máu thường gặp là sản phụ bị sốt cao, rét run nhiều lần trong ngày. Một số khác có thể bị sốt kéo dài, suy nhược cơ thể, hạ đường huyết, mê sảng. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ phải cắt bỏ tử cung nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh thường xuất hiện sau sinh khoảng 18 ngày với các triệu chứng phổ biến như: sốt cao, đau tại nơi tĩnh mạch bị tắc, đi lại khó khăn nếu bị tắc tĩnh mạch ở dưới chân. Nếu tắc tĩnh mạch ở bụng người bệnh sẽ bị đau bụng. Hoặc sản phụ có thể bị tắc tĩnh mạch phổi, não dẫn đến liệt nếu tắc tĩnh mạch cục bộ. Lúc này cần phải phẫu thuật để cắt bỏ và thông tĩnh mạch.
Như vậy có thể nói sốt sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của sản phụ. Do vậy khi có dấu hiệu bị sốt cao nên nhanh chóng đưa sản phụ đi khám để được điều trị kịp thời tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Ngực Chảy Sữa Non Khi Mang Thai Có Đáng Lo Không?
Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đầu ngực chảy sữa dù còn xa mới đến ngày dự sinh. Vì sao có tình trạng này và mẹ cần xử lý như thế nào?
Mẹ biết không, những tuyến sữa đã bắt đầu sản xuất sữa từ rất lâu trước khi em bé ra đời. Có thể, ở tuần thứ 14 của thai kỳ thì quá trình này đã được khởi động rồi. Và tình trạng chảy sữa khi mang thai, dù không mang đến cảm giác dễ chịu, là một tín hiệu cơ thể đã sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Các mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng khi bỗng nhiên thấy hiện tượng này mà ngược lại, nên yên tâm và thoải mái. Hiện tượng ngực chảy sữa cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi các mẹ đã sinh em bé nhưng sẽ luôn có những cách khéo léo để kiểm soát tình trạng này.
Điều này có nghĩa là mẹ sẽ có nhiều sữa hơn những người mẹ khác?
Những gì mà mẹ nhìn thấy ở đầu ngực mình lúc này chính là sữa non, một chất dịch màu vàng hoặc trắng, hơi đặc như kem. Đây là những gì mà các tuyến sữa tạo ra trước khi những dòng sữa mẹ thực sự được sản sinh. Nhưng dù sữa non được tạo ra sớm hay muộn, điều này cũng không ảnh hưởng đến lượng sữa của người mẹ sau này.
-Tạo chút áp lực lên đầu ngực: Ấn nhẹ đầu ngón tay lên đầu ngực, hoặc khoanh tay trước ngực hoặc tỳ cẳng tay lên đầu ngực sẽ giúp sữa ngừng chảy ra.
-Dùng miếng thấm sữa: Đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực và chúng sẽ giúp thấm hút hết lượng sữa non rò rỉ ra khỏi đầu ngực. Sau đó, mẹ hãy thay miếng lót khi cảm thấy chúng đã đủ ướt.
-Chọn quần áo có hoa văn: Các loại vải có hoa văn sẽ giúp mẹ che giấu được vết sữa loang ra trong trường hợp sữa bị thấm ra lớp áo ngoài.
-Mang theo áo ngực dự phòng: Nếu bị chảy sữa nhiều, tốt nhất mẹ nên để sẵn một chiếc áo ngực khác ở trong túi để thay thế cho chiếc bị ướt.
Mẹ có thể chia sẻ kinh nghiệm với các mẹ khác để tìm hiểu thêm những cách thú vị để xử lý tình trạng này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Gầy Có Đáng Lo? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!