Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Có Ăn Củ Sắn (Củ Đậu) Được Không được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu có ăn củ sắn (củ đậu) được không
Củ sắn (củ đậu) là gì?
Cây củ đậu hay củ sắn, sắn nước (theo cách gọi miền Nam, danh pháp hai phần: Pachyrhizus erosus) là một cây dây leo có nguồn gốc từ México và Trung Mỹ. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên. Tên gọi cây gần như chủ yếu nói về củ của nó. Cây củ đậu là một loài thuộc chi Pachyrhizus của họ Đậu (Fabaceae). Các loài chính khác của chi này có gốc gác ở các nơi khác của châu Mỹ.
Một số lợi ích của củ sắn (củ đậu)
Làm thực phẩm để nấu ăn
Chúng ta biết đến củ sắn (củ đậu) với tên gọi khác là củ đậu, loại củ có vỏ màu vàng và mỏng, ruột màu trắng kem hơi giống ruột quả lê. Có vị ngọt và thường được ăn sống, có thể chấm muối hoặc ớt bột với chanh. Các bà nội trợ cũng thường xuyên sử dụng củ sắn (củ đậu) để làm các món xào, món súp trong bữa ăn của gia đình.
Giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
Củ sắn (củ đậu) chứa nhiều vitamin C, đây là dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và có khả năng chống oxi hóa, kháng viêm cao nên hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn rất tốt. Không chỉ thế, loại củ này còn giàu chất xơ nên làm giảm cholesterol trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Tốt cho dạ dày
Thành phần chính của củ sắn (củ đậu) là nước (chiếm 80-90%), do vậy mà khi ăn củ sắn (củ đậu) ta sẽ cảm nhận được vị thanh mát, ngọt dịu. củ sắn (củ đậu) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và hỗ trợ cho quá trình co bóp của dạ dày, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Khi axit dạ dày cao sẽ gây ra các vết loét, vì vậy củ sắn (củ đậu) có tính chất như một chất kiềm sẽ làm mát và giúp axit dạ dày thẩm thấu nhanh hơn, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
Tăng cường sức khỏe
Một trong những công dụng của củ sắn (củ đậu) được nhiều người công nhận đó là giúp xương và răng khỏe mạnh bởi hàm lượng photpho và kali trong củ đậu sẽ giúp duy trì sự phát triển của xương và răng. Đồng thời hàm lượng sắt và đồng dồi dào trong loại củ này sẽ rất tốt trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tuần hoàn vì nếu thiếu đi 2 thành phần quan trọng này, cơ thể rất dễ bị thiếu máu khiến cho mọi cơ quan đều hoạt động kém đi.
Tốt cho phụ nữ lớn tuổi
Củ sắn (củ đậu) giúp làm giảm các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh đối với phụ nữ vì trong củ đậu có chứa chất phytoestrogen. Loại chất này có thể kích thích gia tăng nội tiết tố nữ giúp các chị em bước qua thời kỳ mãn kinh dễ dàng hơn. Phụ nữ khi tới thời kỳ này thay đổi rất nhiều cả về tâm sinh lý do sự suy giảm nội tiết tố. Vì vậy nên thường xuyên sử dụng củ sắn (củ đậu) để hạn chế tình trạng đó.
Làm đẹp da
Không chỉ có những tác dụng trên, củ sắn (củ đậu) còn rất tốt trong việc làm trắng và sáng da bởi hàm lượng nước trong củ sắn (củ đậu) nhiều nên có thể bổ sung nước cho da giúp làn da bạn luôn sáng khỏe, làm mờ dần các vết thâm đen và tàn nhang trên gương mặt. Chỉ cần đắp mặt nạ củ sắn (củ đậu) khoảng 15 phút mỗi ngày, sau một thời gian bạn sẽ thấy những hiệu quả rõ rệt của nó.
Tăng sức đề kháng
Thành phần vitamin B6 trong củ đậu sẽ hỗ trợ cho bộ não khỏe mạnh và giúp tạo ra năng lượng từ các liên kết protein, giúp hỗ trợ chức năng thần kinh và tổng hợp các kháng thể chống lại virus, vi khuẩn.
Hỗ trợ giảm cân
Nếu như bạn đang trong quá trình giảm cân thì củ sắn (củ đậu) nên có mặt trong thực đơn của bạn vì trong 100gr củ sắn (củ đậu) chỉ chứa khoảng 35 calo và thành phần của nó chủ yếu chỉ là nước, chất xơ cũng như các vitamin, nhờ đó mà bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, hạn chế các cơn thèm ăn.
Bà bầu có ăn được củ sắn (củ đậu) không?
Nhiều người thắc mắc rằng bà bầu có ăn được củ sắn (củ đậu) hay không. Theo bác sĩ Trần Hải Long – bác sĩ tham vấn y khoa Tập Đoàn Y Dược Việt Nam – Vietmec Group cho biết, trong củ sắn (củ đậu) chứa nhiều tinh bột, đường glucozo và nước rất tốt cho bà bầu trong giai đoạn ốm nghén. Chất xơ trong củ sắn (củ đậu) giúp họ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón và trĩ hay mắc phải ở những bà bầu. Vị thanh mát dịu ngọt của của sắn cũng khiến bà bầu ăn ngon miệng và giúp cơ thể giải nhiệt tốt hơn.
Tuy nhiên không chỉ bà bầu mà bất cứ ai cũng cần nắm một số lưu ý sau đây để không phải rước họa vào thân khi sử dụng loại củ này.
Một số lưu ý khi ăn củ sắn (củ đậu)
Lá và hạt của củ sắn (củ đậu) tuyệt đối không được ăn vì chứa thành phần chất tephrosin và rotenon có thể gây ngộ độc cho cơ thể, thậm chí gây đau bụng dữ dội, co giật toàn thân, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp.
Dạ dày có thể bị dãn ra nếu bạn ăn quá nhiều củ sắn (củ đậu) vì chúng chứa nhiều nước, một khi dạ dày dãn thì dịch dạ dày sẽ tiết nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn khiến cơ thể nhanh cảm thấy đói. Với những ai đang giảm cân cứ nghĩ ăn nhiều củ sắn (củ đậu) sẽ giảm nhanh hơn thì tác dụng sẽ hoàn toàn ngược lại.
Củ sắn (củ đậu) không chứa các dưỡng chất cần thiết có mọi hoạt động của cơ thể như chất béo, chất đạm nên không nên sử dụng chúng làm thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày vì sẽ gây thiếu năng lượng, thiếu dinh dưỡng dẫn đến uể oải, mệt mỏi.
Như vậy, qua bài Bà bầu có ăn củ sắn (củ đậu) được không? Có thể nói rằng, củ sắn (củ đậu) là một loại củ quả rất tốt cho sức khỏe, nhất là các mẹ bầu, tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Vì vậy hãy biết sử dụng loại củ này đúng cách để giúp tăng cường sức khỏe.
Ăn Củ Sắn Khi Mang Thai Có Được Không? Hoàn Mỹ Breast Care
Đối với những người bình thường thì việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn phụ nữ mang thai. Bởi, phụ nữ mang thai phải tính đến dinh dưỡng có trong thức ăn, thức ăn dung nạp có tốt cho sự phát triển của thai nhi không? Vậy bà bầu ăn củ sắn khi mang thai được không?
” Chào bác sĩ, tôi đang mang bầu tháng thứ 4 nhưng rất thích ăn sắn. Tôi biết rằng phụ nữ mang thai ăn nhiều sắn không tốt nhưng tôi có thể vẫn ăn sắn luộc chín và ăn ít được không?”- Phạm H- Hà Nội.
Ăn củ sắn khi mang thai
Theo bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ khoa tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế chia sẻ:
Sắn là một loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1, B2, tinh bột và chất xơ,… tốt cho cơ thể. Hơn nữa trong củ sắn có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp kiểm soát lượng đường, mức độ chất béo trung tính và các chất béo khác nhau trong máu.
Tuy nhiên, củ sắn lại chứa 1 lượng lớn các acid amin không cân đối. Tình trạng thừa arginin nhưng lại thiếu acid amin chứa lưu huỳnh. Không những thế, ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ củ sắn còn chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn có thể là ngộ độc thức ăn.
Chú ý: Khi đun nước nấu chị em nên gọt vỏ sắn thật sạch sẽ và thực hiện ngâm sắn trong nước ít nhất 1 tiếng. Đồng thời nếu luộc sắn chị em không nên đậy nắp nồi để các độc tố có trong củ sắn bay hơi.
Còn đối với chị em phụ nữ đang mang thai, cơ thể nhạy cảm hơn bình thường, sức đề kháng cũng bị suy giảm nên hạn chế ăn sắn. Hoặc nếu ăn cần phải được chế biến thật kỹ và ăn đúng điều độ để tránh gây những nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và của thai nhi.
Bật mí dinh dưỡng phụ nữ mang thai cần chú ý
Khi mang thai chị em cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ nhiều đạm như cá, thịt, sữa, trứng. Đồng thời cung cấp thêm chất sắt (có trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt) để tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu.
Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ) cũng cần cho mẹ bầu , nhằm giúp hoạt động hệ thần kinh và hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé.
Ngoài ra mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các chất như acid folic (vitamin B9), vitamin D, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như sức khỏe cho thai nhi.
Cập nhật lần cuối vào ngày 13 tháng 08 năm 2020 lúc 03:57 bởi
Bà Bầu Ăn Sắn Được Không? Những Điều Mẹ Cần Biết Để Tránh Nguy Hiểm
Bà bầu ăn củ sắn có tốt không
Trước khi giải đáp thắc mắc có bầu ăn sắn được không thì chúng ta cùng tìm hiểu xem củ sắn có những thành phần dưỡng chất gì có lợi cho cơ thể.
Ở Việt Nam thì sắn không còn xa lạ gì, chúng được trồng và tiêu thụ với rất nhiều mục đích như: củ sắn làm thức ăn cho người, lá sắn để chăn nuôi gia súc, cây sắn để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thuộc nông nghiệp.
Cứ trong 100gr củ sắn đã qua luộc thì sẽ có các giá trị dinh dưỡng như sau: 112 Kcal Calo, 5% RDI Phot pho, 2% RDI Canxi,..và các vitamin nhóm B, các khoáng chất như Kalo, chất xơ.
Củ sắn chứa hàm lượng tinh bột lớn nên thường đem lại cảm giác no lâu do đó sắn được mọi người ưa thích làm thành món ăn sáng quen thuộc. Thêm vào đó, lượng chất xơ khá dồi dào giúp cho hoạt động của hệ tiêu hoá cải thiện hơn.
Thêm vào đó, chỉ số đường huyết GI có trong củ sắn tương đối thấp giúp người ăn kiểm soát được lượng đường cũng như các chất béo bất lợi trong máu.
Tuy có khá nhiều dưỡng chất tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể thì bà bầu ăn củ sắn có tốt không thì cũng chưa thể kết luận được. Bởi củ sắn vẫn còn những thành phần có hại như các acid amin không cân đối có trong củ Sắn. Lúc này cơ thể gặp hiện tượng thừa một lượng arginin nhưng lại thiếu hụt đi acid amin chứa lưu huỳnh.
Hơn nữa ở lớp vỏ đỏ bên ngoài và hai đầu của củ Sắn có chứa một lượng lớn axit cyanhydric HCN. Đây là một hợp chất có khả năng gây ra các bệnh lý về đường tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm,..rất ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Có thai ăn củ sắn được không
Bà bầu ăn sắn được không? Các chuyên gia dinh dưỡng thì khuyên rằng bà bầu nên hạn chế ăn thực phẩm này. Điều này lý giải bởi củ sắn bên cạnh việc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt thì nó cũng tồn tại những thành phần độc tố và hàm lượng của thành phần này sẽ tăng sinh nếu như tích trữ trong thời gian dài.
Cụ thể phần độc chủ yếu nằm trên phần vỏ, phần đầu và phía đuôi của củ sắn. Phụ nữ trong thời gian mang thai nếu ăn phải củ sắn chưa được loại bỏ hết các độc tố thì rất dễ bị nhiễm độc gây nên các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, chóng mắt, hoa mắt, suy nhược, rối loạn tiêu hoá hay tiêu chảy.
Tuy nhiên thì độc tố trong củ sắn này lại rất dễ để loại bỏ trong quá trình chế biến, dễ bay hơi cũng như tan trong nước. Vì vậy nếu biết cách để chế biến thì có thể sử dụng một cách an toàn.
Bà bầu có được ăn rau sắn muối chua
Bên cạnh củ sắn thì rau sắn muối chua cũng là một trong những thực phẩm mà mẹ bầu hay thắc mắc rằng có được ăn hay không. Những thực phẩm muối chua thường khiến mẹ bầu cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên thì rau sắn muối chua hay bất cứ rau củ nào qua quá trình lên men đều sẽ sản sinh ra những vi khuẩn hoặc chứa những chất không tốt cho cơ thể. Vì vậy, trong khoảng thời gian mang bầu mẹ cần hạn chế ăn rau sắn muối chua để đảm bảo sức khỏe.
Bà bầu ăn rau sắn có sao không
Tuy nhiên, lá sắn ngọt khi được chế biến luôn thành các món ăn như lá sắn xào tỏi, canh rau sắn, rau sắn luộc,..lại được xem là một thực phẩm xanh giàu đạm và các giá trị dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu.
Cách chế biến và sử dụng củ sắn an toàn cho mẹ bầu
Bà bầu ăn sắn được không thì cần loại bỏ độc tố khi chế biến đúng cách là điều cần thiết. Bởi vậy mẹ bầu cần chú ý những điều sau để tránh nguy hiểm cho cơ thể.
– Đầu tiên, khi mua củ sắn về thì mẹ cần rửa qua rồi loại bỏ phần vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi củ sắn- đây là các phần mà độc tố tập trung nhiều nhất. Sau khi đã sơ chế xong thì mẹ cho sắn vào ngâm trong nước lọc trong vòng 1 tiếng đồng hồ rồi thay nước, rửa lại cùng nước nhiều lần.
– Lúc luộc sắn mẹ nhớ để ý mở nắp nồi để độc tố khi tan vào nước sẽ bay hơi đi. Luộc càng kỹ thì càng đảm bảo loại hết độc tố.
– Củ sắn sau khi mua về cần tiến hành chế biến càng sớm càng tốt vì khi để trong thời gian dài sẽ sản sinh thêm nhiều độc tố và khó loại bỏ chúng ra khỏi trong quá trình luộc.
Những điều mẹ bầu cần chú ý khi ăn củ sắn đó là
– Ngoài ra thì mẹ nên ăn sắn kết hợp với các thức ăn khác để đa dạng thực đơn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng như duy trì một chế độ ăn cần bằng. Đây là điều cần thiết bởi khi cơ thể mẹ nhận được đủ dưỡng chất mới có thể tiến hành chuyển hoá để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.
– Thêm vào đó, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ củ sắn thường sẽ an toàn hơn cho mẹ bầu. Điển hình là bột sắn, mẹ có thể dùng nó để chế biến nhiều món ngon mà không lo về vấn đề các thành phần độc tố tồn dư như khi ăn củ sắn.
– Không nên ăn sắn lúc đói dễ gây say sắn và nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.
– Ăn sắn cùng mật ong cũng là cách để trung hoà thành phần độc tố.
Cách lựa chọn củ sắn mẹ bầu cần biết
Với việc bà bầu có ăn củ sắn được không thì hoàn toàn được, nhưng cần chú ý đến việc lựa chọn sắn sao cho đúng cách để phòng tránh độc tố.
Củ sắn sau khi được thu hoạch thì cần chế biến càng sớm càng tốt để tránh sản sinh ra nhiều độc tố có hại. Nếu chưa dùng ngay thì nên vùi củ xuống đất để bảo quản.
Củ sắn khi nổi đốm xanh thì cần vứt bỏ ngay.
Sắn hay khoai mì cao sản không nên ăn vì hàm lượng độc tố HCN lớn.
Sắn khi đã qua các công đoạn sơ chế như cắt thành lát và phơi khô thì sẽ giảm đi lượng độc tố ban đầu.
Hướng dẫn cách làm món ngon từ củ sắn cho mẹ bầu
Chè cốt dừa chuối và sắn
– Chuẩn bị: Sắn, chuối, bột năng, nước cốt dừa, lạc rang, bột báng, đường.
– Hướng dẫn thực hiện: Mẹ lột bỏ phần vỏ ngoài của sắn, cắt đi phần đầu và đuôi rồi thì rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Chuối mẹ cũng lột bỏ phần bỏ rồi cắt thành từng miếng.
– Đem phần bột báng ngâm tầm 10 phút trong nước.
– Sau khi sơ chế xong thì mẹ cho sắn và luộc đến khi gần chín thì thêm bột báng vào đun cùng cho mềm ra thì bỏ chuối cùng đường vào. Cuối cùng thì cho nước cốt dừa vào trong nồi đun đến khi nước bắt đầu sánh lại thì tắt bếp. Mẹ múc chè ra thì rắc lạc rang giã nhỏ lên trên cho thơm bùi rồi thưởng thức.
Bánh tằm khoai mì – sắn
– Chuẩn bị: Sắn, nước cốt dừa, bột năng, đường, lá dứa, củ dền, mè rang, muối, dừa sợi.
– Hướng dẫn thực hiện: Có bầu ăn sắn được không? Thì mẹ cần đem ngâm sắn sau khi đã lột bỏ phần vỏ rồi cắt thành lát mỏng đem đi xay nhuyễn. Tiếp đến mẹ chắt nước để trong khoảng 30 phút cho phần tinh bột lắng xuống thì giữ lại phần tinh bột. Đem phần tinh bột này trộn với bột năng cùng nước dừa và muối để trộn cho đều đến khi thành hỗn hợp dẻo.
– Các nguyên liệu củ dền, thanh long đỏ, lá dứa thì mẹ xay từng phần để chắt lấy nước làm màu cho bánh. Chia phần bột sắn đã trộn bên trên thành 3 phần cho 3 màu nước trên và rồi cho nước màu lượng vừa đủ vào bột mỳ tránh để bị nhão.
– Sau khi màu được trộn đều thì cho vào khuôn, tạo áp lực ép chặt rồi cho vào nồi hấp. Khi bánh chín thì mẹ để ra cho nguội bớt rồi cắt thành từng sợi, trộn với phần dừa bào cùng mè đã chuẩn bị rồi thưởng thức.
Bánh sắn nướng
– Chuẩn bị: Củ sắn, bột năng, nước cốt dừa, sữa đặc, muối.
– Thực hiện: Mẹ sơ chế sắn như trên rồi bào thành các sợi nhỏ. Sau đó cho phần sợi này vào trong túi vải hoặc khăn sạch để vắt bỏ phần nước ra hết.
– Sau đó mẹ cho các nguyên liệu sữa đặc cùng nước cốt dừa vào trộn với nhau khi sền sệt thì cho thêm bột năng và muối vào cùng. Tiếp theo mẹ cho hỗn hợp trên vào máy xay và xay thật nhuyễn. Sau khi xay thì cho vào khuôn rồi thực hiện nướng ở nền nhiệt 145 độ C trong vòng 90 phút là bánh chín.
Như vậy là qua bài viết bà bầu ăn sắn được không quý bạn đã có được đáp án cho mình cũng như có thêm được những thông tin cần thiết khi sử dụng Sắn. Với những hướng dẫn trên mong rằng các mẹ có thể sử dụng sắn đúng cách và an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Hy vọng rằng với những thông tin về sức khỏe mẹ và bé mà MKC cung cấp, các mẹ sẽ xây dựng được thực đơn bổ dưỡng cho sức khỏe.
Bà Bầu Có Ăn Được Măng Không?
BÀ BẦU CÓ ĂN ĐƯỢC MĂNG KHÔNG?
Giá trị dinh dưỡng của măng
Măng là một loại rau củ phổ biến của nước ta cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Có rất nhiều các món ăn giàu dinh dưỡng được chế biến từ măng. Theo các nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của măng bao gồm:
+ Chất xơ:
Hàm lượng chất xơ trong măng chiếm tỉ lệ cao so với các loại thực phẩm khác như rau mầm, dưa leo…, chiếm tới 2,56% . Hàm lượng này giúp hạn chế nguy cơ ung thư nhất là ung thư hệ tiêu hóa.
+ Ít chất béo và đường
Lượng chất béo và đường trong măng là không đáng kể. Chính vì vậy mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng là ăn măng sẽ tăng nguy cơ tiểu đường và khiến cân nặng tăng nhanh.
+ Chất chống oxy hóa
Phytosterol có trong măng có vai trò như chất chống oxy hoá giúp giảm viêm, hỗ trở cải thiện sức khỏe.
Ngoài những thành phần dinh dưỡng chủ yếu kể trên thì trong măng còn có một số chất dinh dưỡng khác cần kể đến như: nước ( chiếm 91%), protein, canxi, sắt, vitamin A, B6…rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hàm lượng kali trong măng rất cao. Theo ước tính cứ 100g măng chứa đến 533 mg kali.
Một số lợi ích của việc ăn măng
Hạn chế được việc tăng cân, béo phì
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Ngăn ngừa, chống ung thư nhờ thành phần Lignin có trong măng
Điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể
Ngăn ngừa nguy cơ bệnh đái tháo đường
Giúp chữa lành vết thương
Ngoài ra đối với các chị em măng còn là bài thuốc dân gian có tác dụng rất tốt trong việc điều trị kinh nguyệt không đều, giảm chảy máu sau sinh…
Bà bầu có ăn được măng không?
Bà bầu có ăn được măng không là vấn đề mà nhiều chị em quan tâm khi mang thai. Mặc dù măng là loại rau củ chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng liệu bà bầu có ăn măng được không, ăn măng có tác dụng gì cho sự phát triển của thai nhi không?
XEM THÊM:
Bà bầu có nên ăn bưởi không?
Ăn khoai lang buổi sáng có tốt không?
Theo các chuyên gia cho biết rằng: măng tươi chưa nhiều độc tố nguy hiểm như là glucozit. Glucozit khi vào trong dạ dày dưới tác động của men tiêu hóa sẽ bị phân phủy sinh ra axid xyandydric dễ gây ngộ. Với khoảng 200g măng tươi chưa luộc tương đương với 50 -60g HCN có thể gây chết người. Chính vì vậy mẹ bầu nên cân nhắc khi bổ sung măng trong thực đơn bữa ăn hằng ngày của mình không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.
Như vậy với câu hỏi bà bầu có ăn được măng không? Câu trả lời có có nhưng cần hạn chế chỉ nên ăn một lượng rất ít. Tuy rằng hiện nay chưa có một nghiên cứu chính xác nào khẳng định rằng bà bầu ăn măng tươi sẽ gây nhiễm độc cho thai nhi nhưng mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai vẫn được khuyến cáo nên hạn chế ăn măng, nhất là măng tươi, măng chưa, măng ngâm ớt.
Tác hại của măng đối với mẹ bầu
Gây đầy bụng:
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, đa số các mẹ đều trải qua cảm giác ốm nghén không thể ăn được nhiều. Nếu trong thời gian này mẹ ăn măng thì sẽ gây đầy hơi, khó chịu, no lâu bởi chất xơ có trong măng.
Gây thiếu máu ở bà bầu:
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thường xuyên sắt cho cơ thể để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên khi mẹ bầu ăn măng trong thời gian này Xyanide trong măng tươi còn tác động lên chuỗi hô hấp khiến mẹ bầu thiếu oxy, dẫn tới tình trạng thiếu máu.
Gây ngộ độc thai kỳ
Như đã phân tích ở trên trong thành phần của măng bên cạnh những vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể thì còn chứa nhiều độc tố đặc biệt là glucozit là nguyên liệu cho quá trình tạo ra axit xyandyric dễ gây ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc thường gặp đó là: đau đầu, tụt huyết áp, khó thở, nôn ói, co giật…
Bà bầu ăn măng như thế nào là hợp lý?
Trong giai đoạn mang thai, bà bầu không nên ăn măng quá nhiều và thường xuyên trong thực đơn hằng ngày của mình. Chỉ nên ăn măng 2 lần/tháng và mỗi lần ăn không không quá 300gram.
Chú ý: Khi mua măng về cần ngâm nước muối loãng và rửa nhiều lần với nước sạch. Với măng tươi trước khi chết biến phải luộc ít nhất 3 lần với nước để loại bỏ bớt độc tố xyanide.
Mẹo giúp mẹ bầu chọn măng đảm bảo, không ngâm hóa chất.
Theo các chuyên gia khi ăn măng cần chọn đúng măng sạch, đảm biết măng:
+ Dựa vào màu sắc: Nếu măng ngâm hóa chất thường có màu trắng toát hoặc hơi ngả vàng còn măng ngâm muối thường xỉ và có màu hơi thâm.
+ Dựa vào mùi: Măng ngâm hóa chất thường có mùi khen khét do ngâm trong lưu huỳnh. Măng thường có mùi thơm rất đặc trưng và riêng biệt.
+ Dựa vào độ bóng: Măng thường nếu nhìn bằng mắt thường nhìn xơ hơn còn măng ngâm sẽ căng bóng, không xuất hiện những đốm thâm hay mốc, nhìn rất bắt mắt.
+ Dựa vào độ giòn: Măng ngâm muối thường dai và dẻo còn măng ngâm hóa chất sẽ dễ gãy.
+ Can I eat bamboo shoots when pregnant ? https://eat-pregnant.com/can-i-eat-bamboo-shoots-when-pregnant/ Truy cập ngày: 25/9/2020
+ Is it safe to have Bamboo shoots during pregnancy? https://www.pregnantplate.com/food/do-bamboo-shoots-cause-contractions-during-pregnancy/ Truy cập ngày: 25/9/2020
25 tháng 09, 2020 –
140 Share
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Có Ăn Củ Sắn (Củ Đậu) Được Không trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!