Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Để Ổn Định Chức Năng Hệ Tiêu Hóa? # Top 5 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Để Ổn Định Chức Năng Hệ Tiêu Hóa? # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Để Ổn Định Chức Năng Hệ Tiêu Hóa? được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mỗi lần rơi vào trường hợp đau bụng đi ngoài, câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì thật sự rất quan trọng với các mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ.

Thực phẩm giàu tinh bột ít chất xơ: Những món ăn giàu tinh bột ít chất xơ như cơm trắng, bánh mì trắng, khoai tây, cà rốt giúp mẹ được chắc bụng, kiểm soát tình trạng đi ngoài, hỗ trợ làm khuôn phân đặc hơn trước khi đào thải ra ngoài.

Thịt nạc gà/nạc heo: Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ hải sản, thịt đỏ, các loại thịt mỡ, da động vật. Thay vào đó, phụ nữ mang thai có thể tăng cường nạc gà/nạc heo. Thịt nạc sẽ lành tính hơn cho hệ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo lượng đạm cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm ninh nhừ, chứa lượng nước nhất định: Tiêu chảy làm cơ thể bị mất một lượng nước nghiêm trọng nên các mẹ cần ăn món nào chứa nhiều nước để bù lại nước và cân bằng điện giải. Một số thức ăn điển hình là cháo, canh, súp, thực phẩm ninh nhừ, hấp, luộc v.v.

Trái cây chứa nhiều chất khoáng, vitamin: Một số loại hoa quả như chuối và táo chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali sẽ rất tốt cho những ai đang bị tiêu chảy. Mẹ bầu nên ăn từ 2 – 3 loại quả như vậy mỗi ngày để ổn định và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Sữa chua: Tuy sữa chua được làm từ sữa bò nhưng chúng có men vi sinh hỗ trợ rất tốt cho đường ruột. Phụ nữ mang thai có thể ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua một ngày.

Nước ấm: Nước lọc ấm sẽ là bài thuốc lành tính nhất mà mẹ bầu cần uống đầu tiên sau khi bị tiêu chảy. Đồng thời, chúng ta có thể hòa một ít muối và gừng vào nước để tăng hiệu quả cầm tiêu chảy và cân bằng lượng điện giải đã mất.

Ngoài ra, mẹ bầu khi bị tiêu chảy nên hạn chế ăn uống ngoài đường và phải rất cẩn trọng trong việc chế biến thức ăn tại nhà, ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Tránh ăn thực phẩm tái sống như rau sống, bò tái, trứng lòng đào, thực phẩm tanh như hải sản, mắm tôm, thực phẩm lên men như nem chua, rau dưa muối và cuối cùng là thức ăn để tủ lạnh qua ngoài.

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt?

Những triệu chứng như đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, buồn nôn, mất nước, sốt…thường xảy ra đối với bà bầu khi bị tiêu chảy khiến chị em không khỏi lo lắng. Phần lớn các trường hợp bị tiêu chảy trong thai kì đều do nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc do mắc các căn bệnh đường ruột như viêm đại tràng co thắt, bệnh Crohn gây ra. Nếu không may bị tiêu chảy trong thai kì chị em cần hạn chế việc lo lắng, căng thẳng hoặc suy nghĩ quá nhiều khiến cho bệnh thêm trầm trọng. Thời điểm này việc bà bầu nên làm trước tiên là đi khám bác sĩ để được tư vấn về việc dùng thuốc và chế độ ăn uống khoa học để cải thiện bệnh.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Uống gì?

Phụ nữ mang thai luôn được khuyên ăn uống đa dạng nhiều loại thực phẩm để có đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con. Tuy nhiên trong trường hợp bị tiêu chảy chị em nên ưu tiên một số loại thực phẩm có lợi để thêm vào thực đơn hàng ngày. Vậy bị tiêu chảy khi mang thai nên ăn gì?

– Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan:

Táo, chuối là những loại thực phẩm đặc biệt giàu chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa , làm dịu đường ruột rất có lợi cho người bị tiêu chảy. Đặc biệt trong chuối còn chứa nhiều kali giúp cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Trong khi đó táo lại chứa nhiều nước và lượng đường tự nhiên cung cấp thêm năng lượng để bà bầu không cảm thấy mệt mỏi khi bị tiêu chảy.

Một chế độ ăn giàu tinh bột không chỉ bổ sung thêm nặng lượng đã mất cho cơ thể mà nó còn giúp làm đặc phân, khiến cho thời gian di chuyển của phân đặc lại. Nhờ vậy tình trạng táo bón cũng được cải thiện. Chính vì vậy khi nhắc đến vấn đề bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì thì sự lựa chọn đầu tiên vẫn là các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, khoai tây, bánh mì, bột yến mạch…

*Lưu ý: Không ăn các loại gạo còn nguyên lớp cám bên ngoài, đặc biệt là gạo nứt vì nó chứa chất xơ không hòa tan khi ăn sẽ cọ sát vào thành ruột gây đau bụng và khiến bệnh tiêu chảy thêm trầm trọng.

– Sữa chua:

Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại gây tiêu chảy, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Chính vì vậy khi mang thai mà bị tiêu chảy thì mẹ bầu đừng quên ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hóa.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Có nên ăn sữa chua không?

Mỗi ngày mẹ nên ăn bao nhiêu sữa chua? Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng mỗi ngày mẹ nên ăn từ 1-2 hũ sữa chua là đủ. Mặc dù có lợi nhưng chúng ta cũng không nên lạm dụng quá mức vì chất axit trong sữa chua cũng có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Nên ăn sữa chua vào thời điểm nào là tốt nhất? Mẹ nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính từ 1-2 tiếng. Việc ăn sữa chua lúc đang no hoặc đang đói đều không tốt.

– Các thức uống có lợi:

Một số thực phẩm cần kiêng khi bị tiêu chảy

Nước lọc: Khi bị tiêu chảy, cơ thể các mẹ sẽ bị mất nước trầm trọng. Đây chính là lý do tại sao bạn nên uống nước nhiều hơn bình thường. Tốt nhất là nên uống nước đun sôi để nguội.

Dung dịch Oresol: Giúp bù nước và chất điện giải cho cơ thể. Mẹ có thể mua Oresol tại các tiệm thuốc và về pha với nước theo đúng hướng dẫn để uống.

Nước cơm pha muối hoặc nước ấm pha với chanh và muối cũng là sự lựa chọn tốt cho các mẹ bầu.

Các loại rau sống như giá đỗ, hẹ, xà lách, rau chân vịt hay rau cần…Chúng có thể nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng làm bệnh tiêu chảy nặng hơn.

Các thực phẩm nhiều xenluylô, nhiều chất bã như ngũ cốc nguyên vỏ, rau muống. Chúng rất khó tiêu nên khiến ruột co bóp mạnh hơn dẫn đến tiêu chảy nhiều hơn.

Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa như phomai, phomat, bơ ( trừ sữa chua).

Không ăn thịt mỡ, các món ăn nhiều dầu mỡ , các loại thực phẩm có chất tanh vì nó gây khó tiêu và làm tăng gánh nặng cho đường ruột.

Hành sống, tỏi sống , bí đỏ, củ cải hay đậu tương cũng cần kiêng ăn vì nó có tính sinh hơi và kích thích co bóp đường ruột.

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Uống Thuốc Gì Để Mau Khỏi Bệnh?

Nguyên nhân chủ yếu khiến chị em bị tiêu chảy là do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em giảm nên việc ăn uống phải vô cùng cẩn trọng. Nhiều mẹ bầu không biết rằng, trong 9 tháng mang bầu, hệ tiêu hóa của mình có phần yếu đi nên vẫn hồn nhiên ăn những món ăn vặt bán ngoài đường, vẫn lê la hàng quán ăn những món sống sít, những món “khoái khẩu” như hồi chưa mang thai. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc tiêu chảy nhất.

Ngoài ra, chị em cần biết rằng, khi uống phải nguồn nước bị ô nhiễm, ăn phải những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, lại thêm sức đề kháng không “mạnh” như bình thường thì vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng “tào tháo đuổi”. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt, ăn uống vệ sinh nhưng thực phẩm đó lại chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể, ví dụ như một số thai phụ dị ứng với sữa tươi, cũng sẽ bị xảy ra tình trạng bị tiêu chảy.

Đây là thắc mắc của phần lớn chị em bị tiêu chảy khi mang thai. Hiện tượng tiêu chảy thường ít gặp hơn so với táo bón, tuy nhiên nếu bị tiêu chảy nặng bà bầu dễ bị mất nước ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ – Hiện công tác tại phòng khám Sản Phụ khoa Song Hà), với phụ nữ đang mang thai khi mắc tiêu chảy thường bị nặng hơn những người bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Bị tiêu chảy không chỉ gây nguy hại đối với cơ thể mẹ, mà vấn đề này ảnh hưởng đến thai nhi như có thể làm bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn có thể làm thai chết ngay trong bụng mẹ. Khi mẹ bầu bị tiêu chảy, số lần đi đại tiện và nôn mửa nhiều khiến cơ thể kiệt nước, suy sụp rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời rất dễ tử vong. Do vậy, bác sĩ nhấn mạnh rằng chị em bầu không nên coi thường tiêu chảy, cần đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian để sớm khỏi bệnh.

Khi bị tiêu chảy, các bà bầu và người nhà không nên coi thường mà cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh. Đặc biệt lưu ý không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.

Trong thời gian chưa thể đến cơ sở y tế khám bệnh, người nhà có thể cho bà bầu bị tiêu chảy liên tục uống dung dịch Oresol. Oressol không phải thuốc diệt vi khuẩn đường ruột mà là thuốc chống tình trạng kiệt nước cơ thể do tiêu chảy gây ra, có thể dùng cho mọi trường hợp mang thai bị tiêu chảy. Lưu ý là khi dùng phải pha đúng liều lượng, nếu pha đặc quá thì sẽ gây nguy hiểm. Đây là loại thuốc được đánh giá rất cao trong việc cứu sống nhiều trường hợp tiêu chảy nặng trên thế giới

Lời khuyên của bác sĩ Song Hà là chị em bầu vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống nước đun sôi”, không ăn rau sống chưa được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái… Chú ý không ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm chế biến xong cần được ăn ngay, không để sang ngày khác, phải đảm báo kỹ thuật an toàn khi chế biến thực phẩm sống và chín.

Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Bị Tiêu Chảy ?

1. Những việc mẹ bầu nên làm khi bị tiêu chảy

Uống nhiều nước: để giữ cơ thể không bị mất nước. Tuy nhiên, tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt có ga.

Tránh những loại thực phẩm có thể làm tiêu chảy nghiêm trọng hơn: thực phẩm béo hoặc cay, sữa (đặc biệt khi bạn không dung nạp đường sữa)

Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: cháo, súp, bánh mì nướng, chuối, cà rốt nấu chín… Sữa chua, đặc biệt với các loại sữa chua còn men sống giúp cung cấp những lợi khuẩn cho ruột cũng có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy.

Tránh xa các loại thuốc tiêu chảy có chứa natri hoặc natri bicarbonate. Chúng là những loại không nên sử dụng trong thai kỳ.

Khi tiêu chảy không giảm nhẹ hơn sau 1 ngày: tiêu chảy kéo dài có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước; một yếu tố nguy cơ chính của chuyển dạ sớm.

Khi tiêu chảy trở nên nặng hơn, hoặc phân có máu, có chất nhầy hoặc hoàn toàn là chất lỏng.

Khi bạn bị tiêu chảy kèm sốt hoặc xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội.

Khi bạn có những dấu hiệu mất nước: khô môi, choáng váng, chóng mặt…

Khi bé yêu trong bụng bạn ít vận động hơn, hoặc vận động mạnh mẽ hơn thường ngày. Hoặc khi bạn có những dấu hiệu như: Co thắt thường xuyên, dịch tiết âm đạo nhiều hơn, dịch tiết như nước và có kèm máu.

Theo chuyên gia, nếu tình trạng tiêu chảy không hết sau 2 – 3 ngày; mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế, để bác sĩ tiến hành khám sức khỏe; xác định nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy.

Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Mẹ không được dùng bất kỳ một loại thuốc điều trị tiêu chảy nào nếu không được kê đơn để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Uống đủ nước: Mẹ cần đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Hãy bù lại nước, một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất.

Ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống, thịt sống…

Ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn uống ở hàng quán

Tránh ăn thức ăn ôi thiu, chỉ sử dụng thực phẩm còn tươi mới, có xuất xứ rõ ràng.

Đặc biệt cần đi khám ngay nếu có hiện tượng nước tiểu có màu vàng sẫm, cảm buồn nôn, đau đầu, miệng khô, đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu…

Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, bởi vậy mẹ không nên quá lo lắng. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị để khỏi bệnh sớm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Để Ổn Định Chức Năng Hệ Tiêu Hóa? trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!