Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Bị Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai Tháng Cuối # Top 4 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Bị Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai Tháng Cuối # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai Tháng Cuối được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối

Sự rạn da

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ đa phần các bà bầu đều xuất hiện những vết rạn da ở vùng bụng dưới, quanh mu, bẹn, đùi. Khi kích thước thai nhi phát triển hơn, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự căng da ở bụng. Các đường sọc nhỏ của tế bào da chuyển dần từ màu hồng sang màu nâu đậm (tùy thuộc vào màu da của mỗi bà bầu).

Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ mang thai bị nổi mề đay, mẩn đỏ toàn thân gây ngứa ngáy. Hầu hết triệu chứng này được coi là vô hại. Nhưng nếu nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày thì bạn nên đi khám da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bị viêm nang lông, nổi mụn ngứa vùng kín

Viêm nang lông xảy ra khi các lỗ chân lông bị viêm tắc bởi mồ hôi, bụi bẩn hay vi khuẩn, hình thành nên các nốt mụn trắng, mụn mủ. Bình thường, lớp lông vùng kín vẫn luôn thực hiện tốt chức năng của nó là bảo vệ khu vực nhạy cảm khỏi những tác động cọ sát hằng ngày, giảm tránh tổn thương. Tuy nhiên, khi mang bầu, vùng kín tiết nhiều khí hư và trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi và viêm tắc nang lông, khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.

Khi phụ nữ bị viêm nang lông vùng kín thì tuyệt đối không nên gãi ngứa hay cạo bỏ hoàn toàn vùng “rừng rậm” này. Bởi, khi mang thai máu dồn về phía tử cung và vùng kín, nên nếu cạo lông chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đau rát. Chưa kể là lớp lông mới mọc lên có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn, do tình trạng lông không thoát khỏi biểu bì của da được nên mọc quặm vào trong.

Độ nhạy cảm với sản phẩm

Khi mang thai, nội tiết tố bị thay đổi, do đó vùng kín cũng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Chính vì thế, vùng kín của bà bầu sẽ rất dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với bất kì sản phẩm nào, từ xà bông, sữa tắm, chất làm mềm vải cho đến giấy vệ sinh thông thường.

Các sản phẩm mà bạn sử dụng thoải mái trước đó thì có thể dễ gây kích ứng hơn vào thời điểm này, khiến da bị nổi mụn ngứa và sưng đỏ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Tử cung nằm ở phía trên bàng quang. Khi thai nhi phát triển, tử cung ngày nàng nở rộng ra, khiến cho áp lực nó tạo lên bàng quang lớn hơn. Tử cung chèn ép lên bàng quang có thể ảnh hưởng tới quá trình bài tiết nước tiểu, gây đái rắt, đi tiểu không kiểm soát…. Điều đó khiến cho nhiễm trùng đường tiểu dễ xảy ra hơn.

Streptococcus nhóm B là một trong những loại vi khuẩn chủ yếu gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Loại vi khuẩn này có thể gây hại cho trẻ sơ sinh, và gây ra những triệu chứng khó chịu khác trong thai kì như là:

Buồn tiểu thường xuyên, đái rắt

Đau bụng

Âm đạo ngứa và nóng rát

Có thể thấy máu trong nước tiểu

Đau đớn khi giao hợp

Bà bầu bị trĩ

Về những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi càng tăng thêm, do đó các bà bầu có thể bị giãn tĩnh mạch âm hộ gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, còn một yếu tố nguy cơ khác đó là tình trạng thừa cân trước khi mang thai, ít vận động, cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ gây ra bệnh trĩ.

Bệnh lí này khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu vùng da quanh hậu môn. Nếu bạn cảm thấy bị ngứa ngáy ở vùng này thì rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ.

Viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ

Ngứa vùng kín có thể coi là triệu chứng phổ biến nhất về các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khi phụ nữ mang thai. Điều này xảy ra do ảnh hưởng từ sự thay đổi của hormone sinh dục, từ đó môi trường pH trong âm đạo bị xáo trộn theo. Môi trường âm đạo có tính axit hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm ký sinh để gây bệnh.

Các mầm bệnh viêm phụ khoa thường gặp từ lậu cầu khuẩn, Chlamydia trachomatis,Hemophilus ducreyl, Trichomonas vaginalis, Gardnerella vaginalis, Candida albicans, virus herpes.

Những dấu hiệu phổ biến khi mắc bệnh phụ khoa gồm có:

Vùng âm đạo tấy đỏ, nóng rát

Dịch âm đạo đổi màu (xanh, vàng, xám, hoặc trắng đục như bã đậu)

Dịch âm đạo có mùi hôi, tiết ra nhiều hơn bình thường

Đau rát khi quan hệ hay đi tiểu

Một số người có thêm triệu chứng đau âm ỉ ở vùng chậu hoặc đau lưng

Khi người mẹ bị mắc các bệnh viêm âm đạo hay bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà sinh thường, thai nhi chui qua cửa âm đạo có thể bị dính nấm vào niêm mạc gây viêm da hoặc tưa miệng. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non, sức đề kháng yếu có thể gây viêm phổi do nấm, nhưng trường hợp này thường hiếm gặp hơn.

Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mang thai ở nước ta mắc các bệnh phụ khoa là không nhỏ, đặc biệt là phụ nữ sinh sống ở vùng dân cư đời sống chất lượng thấp. Hầu hết các chị em đều mang tâm lý chủ quan, lo sợ việc chữa trị sẽ ảnh hưởng tới em bé nên thường trì hoãn việc khám chữa hoặc không chữa trị triệt để. Điều đáng nói là, họ mới chỉ chú tâm đến việc siêu âm thai nhi định kỳ chứ chưa ý thức được việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa của bản thân trước và trong thai kỳ quan trọng thế nào.

Khi bà bầu có bất kỳ một căn bệnh nào dù nặng hay nhẹ thì việc điều trị bằng thuốc cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đối với thai nhi. Việc uống thuốc lâu dài có thể gây ra một vài biến chứng không mong muốn như tình trạng đẻ non, sẩy thai.

Thường thì đối với các dạng bệnh viêm phụ khoa, bệnh nhân đều được chỉ định thuốc uống kết hợp thuốc đặt âm đạo. Tuy nhiên, nếu đối tượng là phụ nữ mang thai, bạn cần hết sức cẩn trọng. Xin nhận lời tư vấn kỹ lưỡng từ chuyên gia y tế để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sao cho có lợi nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.

Do đó, trước khi có ý định mang thai các chị em cần đi khám sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe sinh sản để chữa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ, đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này.

Bị ngứa âm đạo trong thai kỳ, nên xử lý thế nào?

Ngứa âm đạo khi mang thai do sự thay đổi về nội tiết tố thường chỉ là tình trạng tạm thời, không đáng lo ngại. Bạn có thể tự giải quyết nó bằng một số mẹo áp dụng tại nhà, chẳng hạn như là rửa vùng kín với baking soda hoặc lá chè xanh, lá kinh giới…

Nếu bạn nghĩ rằng các sản phẩm bạn đang sử dụng có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín, hãy thử loại bỏ tất cả chúng và sử dụng các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, nhẹ nhàng, phù hợp cho đối tượng bầu bí.

Những bà bầu bị ngứa ngáy nhiều do phần da bị rạn, thì có thể sử dụng loại kem giữ ẩm an toàn cho da và bổ sung thêm nước, cũng như thực phẩm dinh dưỡng sẽ góp phần hạn chế sự ngứa ngáy do khô da.

Nếu như tình trạng không cải thiện sau vài ngày thì bạn nên chủ động tới phòng khám phụ khoa để kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó và có giải pháp điều trị an toàn phù hợp với phụ nữ mang thai.

Thông thường, các loại thuốc kháng nấm (nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men) sẽ không được khuyến khích sử dụng trong thời gian này vì nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng  tới sức khỏe của thai nhi.

Vệ sinh đúng cách để chủ động phòng tránh bệnh

Để tránh các bệnh viêm nhiễm “vùng kín” khi mang thai, chị em cần giữ gìn vệ sinh thật tốt. Nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp cho bà bầu, không sử dụng các loại xà bông để vệ sinh vùng kín. Chị em cũng cần chú ý nguồn nước sử dụng để vệ sinh.

Tránh giao hợp khi đang mang bầu, không thụt rửa vùng kín vì có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên trong âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.

Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch “vùng kín” bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày. Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo, nhất là phụ nữ có thai vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.

Có thể vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng, nước chè xanh, để giảm ngứa vùng kín tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu.

Khi rửa chị em cũng cần phải chú ý làm sạch từ trước và sau; tuyệt đối không nên làm ngược lại để tránh nguy cơ lây bệnh, nhiễm trùng cho vùng kín.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó khăn do ngứa vùng kín trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, bí quyết duy nhất mẹ bầu nên nhớ đó là vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng khoa học mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng này. 

Có thể bạn muốn biết:

Bị Hôi Vùng Kín Khi Mang Thai? Mẹo Nhỏ Khử Mùi Vùng Kín Cho Các Mẹ Bầu!

Bị hôi vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khoảng từ 3 đến 6 tháng, mẹ bầu thường nhận thấy vùng kín bị “rau mùi” dù luôn vệ sinh sạch sẽ, gây tâm lý lo lắng, thiếu tự tin. Theo các chuyên gia, đây là tình trạng thường xảy ra ở các mẹ bầu, vì lượng hormone estrogen và Progesterone đột ngột tăng lên khiến vùng âm đạo mở rộng, khí hư tiết ra nhiều hơn.

Ngoài ra, vì lượng máu trong tử cung tăng lên khiến khí hư ra chung với máu và chuyển sang màu nâu nhạt. Lúc này, vi khuẩn và nấm có cơ hội phát triển, gây nên mùi khó chịu ở vùng kín.

Mặc dù đây là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ nhưng nó cũng là môi trường khiến các mầm bệnh ở vùng kín phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy, các chị em không nên chủ quan khi vùng kín bị hôi trong giai đoạn thai kỳ.

Tại sao phụ nữ bị hôi vùng kín khi mang thai?

Ngoài thay đổi nội tiết tố, có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị hôi vùng kín khi mang thai. Cụ thể là:

Tình trạng âm đạo bị nhiễm trùng khi mang bầu thường khiến dịch âm đạo có mùi bất thường, ngoài ra, mẹ bầu cũng cảm thấy ngứa ngáy ở vùng kín. Nguyên nhân gây viêm nhiễm có thể do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến âm đạo có mùi hôi. Chẳng hạn, nếu mẹ bầu ăn nhiều tỏi, thức ăn cay nóng, uống cà phê thì dịch âm đạo cũng sẽ có mùi.

Theo nghiên cứu khoa học, độ pH bình thường trong môi trường âm đạo luôn dao động ở mức 3,8 đến 4,5. Khi độ pH ổn định, hệ vi sinh vật tự nhiên (bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn) trong âm đạo sẽ “sống” hài hòa với nhau. Tuy nhiên, khi mang thai, lượng máu chảy nhiều hơn qua âm đạo khiến độ pH bị thay đổi, từ đó làm mất cân bằng môi trường bên trong, khiến âm đạo tiết dịch có mùi hôi.

Khử mùi hôi vùng kín khi mang bầu như thế nào?

Khi vùng kín bị hôi, các mẹ bầu có thể điều trị và phòng ngừa bằng những cách sau:

Giữ vùng kín sạch sẽ và khô thoáng

Khi bắt đầu mang thai, các mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín 2-3 lần mỗi ngày bằng nước ấm. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý không thụt rửa sâu vào âm đạo vì sẽ khiến tổn thương môi trường bên trong. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín từ thảo dược tự nhiên và không chứa mùi hương tổng hợp.

Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong thai kỳ là chuyện không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để vùng kín khỏe mạnh và bớt mùi hôi, mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và tránh các thực phẩm chua, cay nóng hoặc có mùi như cần tây, tỏi, …

Sử dụng thảo dược khử mùi

Các bài thuốc trị viêm nhiễm và ngăn ngừa mùi hôi vùng kín trong dân gian từ xưa vẫn được khá nhiều mẹ bầu ưu tiên lựa chọn hiện nay bởi an toàn và hiệu quả. Các mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh vùng kín bằng một số nguyên liệu tự nhiên như trà xanh, ngải cứu, muối, lá trầu không,…

Khám chữa theo chỉ định của bác sĩ

Khi vùng kín có mùi hôi trong thời gian dài và không thể trị khỏi bằng những cách trên thì mẹ bầu nên đi khám và điều trị theo liệu trình của bác sĩ.

Vùng Kín Có Mùi Hôi Khi Mang Thai

Trừ một số trường hợp, vùng kín có mùi hôi kéo dài mà kèm theo một số hiện tượng sau thì bạn có thể đi khám các bác sĩ phụ khoa để có biện pháp điều trị cho phù hợp tránh ảnh hưởng đến thai nhi:

Khí hư ra nhiều và có mùi dai dẳng: Khi bạn ra một lượng khí hư nhiều, kèm theo mùi hôi khó chịu kéo dài khoảng 30 ngày mà chưa thấy hết, thì rất có thể bạn đã bị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn hoặc bị nhiễm trùng.

Ra lượng khí hư nhiều có màu vàng, màu xanh và xuất hiện mùi hôi: Đây có thể là hiện tượng cảnh báo có thể mẹ đã bị viêm âm đạo nặng do bị nấm hoặc bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Ra nhiều khí hư có màu nâu nhạt hoặc khí hư lẫn máu và có mùi hôi: Trong trường hợp này bạn cần phải chú ý theo dõi, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

2. Nguyên nhân dẫn đến vùng kín có mùi hôi khi mang thai

Do thay đổi nội tiết tố

Trong thời gian mang bầu, nội tiết tố của bạn sẽ thay đổi nhiều. Khi đó, Progesterone và estrogen là 2 hormone sẽ tăng rất nhanh để hình thành nhau thai giúp thai nhi được phát triển.Đây có thể là nguyên nhân khiến cho âm đạo của bạn tiết ra nhiều dịch và có mùi hôi khó chịu. Nếu như trong trường hợp bạn bị ra nhiều khí hư nhưng kèm theo hiện tượng ngứa hoặc đau bụng thì bạn không cần phải lo lắng. Khi đó, bạn chỉ cần chịu khó vệ sinh vùng kín khô thoáng là được.

Bị nhiễm trùng âm đạo

Đây là bệnh phụ khoa mà gần như bạn nào cũng bị mà nguyên nhân gây ra bệnh này là do các vi khuẩn hoặc nấm phát triển nhiều trong âm đạo. Khi bị bạn sẽ cảm thấy vùng kín có mùi hôi khó chịu và kèm theo đau rát, ngứa ngáy.

Do mất cân bằng độ PH

Một âm đạo khỏe mạnh sẽ có độ PH trung bình từ 3.8 đến 4.5. Độ PH này sẽ được cân bằng bởi các sinh vật có lợi trú trong âm đạo. Có thể, do trong quá trình mang thai lượng máu qua vùng âm đạo nhiều nên khiến cho độ PH của âm đạo bị mất cân bằng. Đây là một điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào và gây ra viêm nhiễm và làm cho dịch âm đạo có mùi hôi.

Thay đổi chế độ ăn uống

Trong quá trình mang thai, chế độ ăn uống bạn thay đổi nhiều hoặc chưa được hợp lý nên dẫn đến âm đạo có mùi hôi. Ví dụ như bạn ăn các thực phẩm cay, nóng, hành, tỏi… đây là những nguyên liệu dẫn đến vùng kín bạn có mùi khó chịu.

Trong thời gian mang thai, vùng kín của bạn sẽ thay đổi rất là nhiều. Các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến cho âm đạo của bạn tiết ra một lượng khí hư nhiều hơn mức bình thường. Khi đó, nếu vùng kín của bạn không được vệ sinh thường xuyên, môi trường ẩm ướt trong âm đạo sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm hoặc các ký sinh trùng phát triển mạnh. Đây chính là nguyên nhân dẫn vùng kín của bạn có mùi hôi.

Do bị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Khi vùng kín của bạn có mùi hôi khó chịu, kèm theo hiện tượng ra nhiều khí hư có màu xanh hoặc màu vàng, đi tiểu nhiều hoặc tiểu buốt… thì có thể bạn đã bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Trong trường hợp này, bạn nên đi thăm khám sớm để được điều trị bệnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì bệnh này có thể dẫn đến bạn bị sảy thai hoặc sinh non.

Trong giai đoạn thai sản, vùng kín có mùi hôi khó chịu, bạn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống

3.2. Giữ cho vùng kín luôn được khô thoáng và sạch sẽ

Sau mỗi lần bạn đi tiểu, bạn cần làm khô vùng kín bằng cách dùng giấy vệ sinh hoặc khăn chuyên dụng. Nếu bạn dùng khăn thì khăn phải đảm bảo sạch sẽ và được thay giặt hàng ngày.

Trong trường hợp, bạn thấy âm đạo mình có hiện tượng viêm nhiễm, ngứa, đau rát thì bạn nên đi khám phụ khoa để có biện pháp chữa trị kịp thời

3.3. Mặc đồ lót thoải mái, chất liệu thấm hút tốt

3.4. Khám phụ khoa thường xuyên

Trong mỗi lần khám thai định kỳ, bạn có thể kết hợp thêm khám phụ khoa để có thể theo dõi sát sao tình trạng phụ khoa để phát hiện sớm hoặc điều trị viêm nhiễm nếu có để giảm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con yêu. Đây là một việc rất cần thiết cho mỗi bà bầu vì nó đảm bảo sức khỏe âm đạo của bạn trong suốt quá trình mang bầu.

3.4. Vệ sinh sạch sẽ sau khi giao hợp

Trong thời gian bầu bì không có nghĩa là hai vợ chồng phải kiêng tuyệt đối quan hệ. Nhưng trong những tháng đầu hoặc cuối của chu kỳ thai sản, bạn nên tránh giao hợp. Vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu có quan hệ thì cả hai vợ chồng cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục, trước và sau khi quan hệ. Để đảm bảo sức khỏe cho vợ và con, tốt nhất người chồng nên dùng bao cao su trong thời gian này và không nên xuất tinh vào trong âm đạo của vợ.

Trong thời gian mang bầu, bạn nên tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh như nước hoa vùng kín, xà phòng… vì trong các sản phẩm này có chứa các thành phần kích ứng da. Có thể ảnh hưởng đến các môi trường bên trong âm đạo của bạn.

3.6. Không thụt rửa âm đạo

Có nhiều mẹ bầu nghĩ rằng thụt rửa âm đạo có thể làm cho hết mùi hôi. Nhưng trên thực tế, cho thấy rằng các dung dịch này vào chỉ làm lấn át mùi hôi, chứ không hề loại bỏ được. Việc thụt rửa, có thể ảnh hưởng đến các mô âm đạo khiến cho các vi khuẩn có thể xâm nhập được vào sâu bên trong như đường tiết niệu.

Hi vọng, qua bài viết của Chuyengiaphukhoa đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về vấn đề vùng kín có mùi hôi khi mang thai để mẹ bầu có biện pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp, mùi hôi kéo dài và ngày càng nhiều thì bạn nên đi khám các bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và có biện pháp điều trị cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!

Bị Phù Chân Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Thai Kỳ

Nguyên nhân dẫn tới sưng phù tay khi mang bầu

Việc trữ nước của cơ thể mẹ bầu tăng lên so với bình thường. Lượng máu được sản sinh ra cũng nhiều hơn để đáp ứng cho quá trình phát triển của thai nhi. Trên thực tế, số lượng có thể tăng lên tới 50%, nghĩa là nhiều máu và các loại chất lỏng cần thiết khác cho cơ thể.

Lượng chất lỏng thừa ấy sẽ lấp đầy khoảng trống trên tay của mẹ bầu, cùng với vùng mắt cá chân và chân. Điều này hay được gọi trong dân gian là phù hay xuống máu. Mặt khác, chúng lại có tác dụng giúp làm mềm cơ thể, mở các khớp và sụn, chuẩn bị cho quá trình lâm bồn.

Khi nào việc xuống máu cần can thiệp của bác sỹ

Mẹ bầu cần chú ý, việc sưng hay xuống máu xảy ra bất thường cần hỏi ý kiến bác sỹ để can thiệp kịp thời. Ví như khi xuống máu chỉ xảy ra ở một chân, kèm theo những vết mẩn đỏ, có những chỗ nổi u. Ngoài ra, sưng ở bàn tay, cổ tay cũng có thể là dấu hiệu của triệu chứng ống cổ tay.

Thông thường, hiện tượng xuống máu trong những tháng cuối thai kỳ sẽ đi kèm với việc mẹ bầu buồn tiểu liên tục. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Nếu tay bị sưng, dẫn đến tình trạng căng tức, mẹ bầu nên giơ tay lên, giữ cố định vài phút mỗi ngày. Tuy nhiên, để ngăn ngừa hiệu quả, cần điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường ăn rau và hoa quả, giảm muối. Bởi lẽ ăn nhiều muối sẽ tăng quá trình tích nước. Mẹ bầu nên chọn các loại thực phẩm giàu kali như chuối, làm giảm sưng.

Uống đủ nước lại giúp cơ thể đào thải nước thừa không cần thiết vì giúp thận lọc bỏ nước thừa. Nên uống 12-14 cốc mỗi ngày.

Đồ ăn chế biến sẵn cũng là thứ nên loại bỏ, vì chúng chứa nhiều muối, chất bảo quản. Cả hai yếu tố này đều tăng cường việc tích nước, khiến việc phù chân, tay trở nên tồi tệ hơn.

Mẹ bầu cần chú ý tới chế độ nghỉ ngơi, đây là yếu tố quan trọng để giảm sưng, phù. Kết hợp với liệu pháp massage nhẹ nhàng, giúp lưu thông máu tốt hơn, thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nhưng không dùng tinh dầu để massage vì nó không an toàn cho bà bầu.

Mẹo nhỏ khác là đặt một miếng bắp cải lên vùng bị sưng để làm giảm sưng nhanh hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Ngứa Vùng Kín Khi Mang Thai Tháng Cuối trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!