Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Ăn Đêm: Thực Phẩm Ăn Đêm Lý Tưởng Và Cách Hạn Chế Cơn Đói Đêm Của Mẹ • Adayne.vn # Top 6 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Ăn Đêm: Thực Phẩm Ăn Đêm Lý Tưởng Và Cách Hạn Chế Cơn Đói Đêm Của Mẹ • Adayne.vn # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Ăn Đêm: Thực Phẩm Ăn Đêm Lý Tưởng Và Cách Hạn Chế Cơn Đói Đêm Của Mẹ • Adayne.vn được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Home

Mang Thai

Bà bầu ăn đêm: Thực phẩm ăn đêm lý tưởng và cách hạn chế cơn đói đêm của mẹ

Mang Thai

Bà bầu ăn đêm: Thực phẩm ăn đêm lý tưởng và cách hạn chế cơn đói đêm của mẹ

admin

169 Views

Save

Saved

Removed

0

Bà bầu ăn đêm: Thực phẩm ăn đêm lý tưởng và cách hạn chế cơn đói đêm của mẹ như chia nhỏ bữa ăn hằng ngày hay ăn nhẹ trước khi đi ngủ cùng những lời khuyên bổ ích khác mà mẹ nào thường xuyên ăn đêm cần phải nắm rõ. Thường thì chứng ốm nghén thai kỳ sẽ khiến bà bầu thường xuyên bị “hành” bỏi những cơn đói cồn cào, bất kể ngày đêm, có lúc không buồn ăn nhưng lại có lúc ăn một cách “bất chấp”. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp ở nhiều bà mẹ thích hay bị đói về đêm. Cần nhớ rằng, việc ăn vặt ban đêm là không hề tốt chút nào, thậm chí là gây ảnh hưởng cho sức khỏe mẹ và bé khi đang mang thai, thế nên việc lựa chọn thực phẩm nào lý tưởng tốt nhất phải hết sức cẩn trọng.

Để mẹ và thai nhi khỏe mạnh rất cần mẹ bầu nói không với ăn đêm bởi đây là tác nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ và béo phì thai kỳ nguy hiểm. Nhưng thật khó để có thể nói lời chối từ với những bữa ăn khuya hấp dẫn khi mẹ bầu mắc chứng ốm nghén vào những tháng đầu mang thai. Chính vì không thể cấm tiệt việc ăn đêm nên mẹ bầu rất cần thiết phải tìm hiểu để lựa chọn đúng những món ăn không tác động nhiều đến thể trạng của mẹ và thai nhi.

1. Vì sao mẹ bầu hay thèm ăn khuya?

Trong những tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường đói vào buổi đêm có thể do ốm nghén khiến mẹ không ăn được nhiều vào ban ngày nên cơn đói bắt đầu cồn cào khi đã đến giờ đi ngủ hoặc do năng lượng được nạp vào cơ thể mẹ đã được chuyển hóa hoàn toàn vào bé cưng khiến mẹ đói.

Thai nhi càng lớn, nhu cầu về dinh dưỡng càng tăng kéo theo cơn đói bất kể ngày đêm của mẹ được dịp tái diễn từ tam cá nguyệt đầu tiên đến tam cá nguyệt cuối cùng. Khi đó, việc gìn giữ vóc dáng của mẹ bầu không còn quan trọng bằng việc làm thế nào để dập tắt cơn đói nhanh chóng để mẹ khỏe bé khỏe. Tuy nhiên, ăn đêm vốn là nguyên nhân gây béo phì, mất ngủ như đã đề cập, chính vì thế khi thèm bữa khuya mẹ bầu cần cân nhắc bổ sung hợp lý các món ăn vừa ngon vừa không tác động xấu đến cơ thể của cả mẹ và bé.

Nuông chiều thói quen đói đêm là việc không được khuyến khích. Mẹ bầu nếu thật sự đói đêm cũng chỉ nên bổ sung 300 kalo là đủ thông qua các món ăn nhẹ. Không nhất thiết mẹ bầu phải ăn thật no vào buổi đêm dễ làm xáo trộn giấc ngủ vì hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục chưa kể là nguy cơ mắc bệnh béo phì thai kỳ tăng cao và một điều chắc chắn là ăn đêm cũng không bổ sung dưỡng chất thiết yếu nào cho bé cưng cả.

2. TOP 6 thực phẩm ăn đêm lý tưởng phù hợp nhất dành cho

bà bầu

Ăn đêm hẳn là việc không nên khi mang thai nhưng nếu thật sự đói, mẹ bầu có thể bổ sung những thực phẩm lý tưởng này để thai nhi khỏe mạnh:

2.1 Trứng luộc

Những quả trứng luộc giúp mẹ bầu thoát khỏi cơn đói đêm cồn cào dai dẳng. Trong trứng có chứa protein thúc đẩy não bộ thai nhi hình thành và phát triển, axit béo DHA ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.

2.2 Các loại hạt

Hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng, … là các loại hạt được khuyến khích dùng trong các bữa ăn khuya của mẹ bầu bởi chúng chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh DHA giúp phát triển trí não cho bé cưng. Chưa kể các loại hạt này còn có tác dụng giúp mẹ bầu no lâu, ít béo mà vị lại cực kỳ ngon.

2.3 Trái cây tươi

2.4 Món ăn từ cây họ đậu

Thêm một loại thực phẩm lý tưởng dành cho mẹ bầu thèm ăn khuya: món ăn từ cây họ đậu. Các món này ghi điểm bởi chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé như axit folic, chất xơ, đạm mà lại ít béo nên hoàn toàn phù hợp cho những mẹ bầu muốn ăn đêm nhưng lại sợ béo phì. Chất xơ trong các món ăn này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa nên mẹ bầu sẽ có cảm giác no lâu không còn lo cơn đói cồn cào ập đến vào buổi khuya nữa.

2.5 Bánh mì nguyên cám

Mẹ bầu có thể nhanh chóng lấy lại cảm giác no bụng với bánh mì nguyên cám ăn cùng với sữa hay có thể thay thế bằng bơ đậu phộng đều tuyệt.

2.6 Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo

Khi đói đêm, một ly sữa nóng sẽ là thực phẩm tốt cho cơn đói cồn cào của mẹ. Chưa kể trong sữa còn có chứa chất trytophan – một amino axit giúp giấc ngủ nhanh đến với mẹ bầu hơn giúp mẹ ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Sữa chua ít béo, phô mai là những chế phẩm từ sữa có chứa nhiều khoáng chất, protein, vitamin D, canxi, … cho mẹ bầu yên tâm sử dụng mà không lo béo bụng bởi năng lượng trong các chế phẩm này cực kỳ thấp. Xua tan cảm giác đói bụng vào buổi đêm nhanh chóng bằng các chế phẩm từ sữa ít béo này là sự lựa chọn chính xác dành cho các mẹ bầu hay thèm ăn khuya.

3. Làm thế nào để hạn chế cơn đói đêm của mẹ bầu?

3.1 Ăn nhẹ trước khi ngủ

Đây là cách xoa dịu dạ dày mẹ bầu trước khi chìm vào giấc ngủ vừa giúp mẹ bầu tránh được cơn đói vừa chống buồn nôn, ợ nóng hay hạ huyết áp ở mẹ bầu.

3.2 Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày

Một điều hiển nhiên là khi mẹ bầu ăn không đủ no vào ban ngày thì ban đêm cơn đói lại được dịp gây rối mẹ bầu. Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này chính là chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành 3 bữa chính, 2 bữa phụ, mỗi bữa ăn cách nhau từ 3-4 tiếng đồng hồ để lượng đường trong máu mẹ bầu được giữ ở mức ổn định.

7 Thực Phẩm Cấm Bà Bầu Ăn Lúc Đói

Khi bụng đói cồn cào thường khiến chị em nghĩ tới món gì cũng thấy ngon miệng. Nhưng bạn cần phải lựa chọn thực phẩm hợp lý để tránh ảnh hưởng tới dạ dày và hệ tiêu hoá của bà bầu. Khoai lang

Khoai lang vốn là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá bởi hàm lượng chất xơ cao. Nhưng khi mẹ bầu ăn lúc đang đói thì thực phẩm này sẽ dễ gây tổn thương dạ dày. Nhiều trường hợp bạn bị đầy bụng, khó chịu, ợ chua khi ăn khoa lang lúc đói.

Đặc biệt là các bà bầu có tiền sử mắc bệnh dạ dày nên hạn chế ăn loại khoai này lúc đói để không bị cảm giác nóng ruột, đầy bụng khó chịu.

Chuối

Đây là loại quả cung cấp nhiều hàm lượng vitamin, kali và magie rất tốt cho sức khoẻ bà bầu. Không những vậy, đối với chị em thường xuyên mắc táo bón trong thai kỳ thì chuối chính là thực phẩm vàng để hạn chế các triệu chứng này. Nhưng nếu ăn chuối lúc đói sẽ gây ra phản tác dụng đối với phụ nữ mang bầu.

Thực vậy, hàm lượng magie lúc này sẽ tăng đột ngột trong máu gây mất cân bằng cho hệ tim mạch, làm tổn hại đến sức khoẻ của chị em. Đồng thời, trong chuối cũng chứa hàm lượng vitamin C cao, ăn vào lúc đói sẽ gây ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày rất nguy hiểm.

Sữa và sữa đậu nành

Đây vốn là thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao, giàu vitamin và khoáng chất nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng khi bụng đói cồn cào. Cách tốt nhất bạn nên ăn thêm một ít bánh mì trước khi uống sữa. Bởi như vậy sẽ không làm ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày và giúp cơ thể hấp thụ được hoàn toàn chất dinh dưỡng có trong sữa.

Mẹ bầu nên uống sữa vào buổi sáng, sau khi đã ăn một chút bánh mì hoặc sau khi ăn trưa 2 giờ. Mẹ cũng có thể uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ để giấc ngủ ngon hơn.

Trà xanh

Đây vốn là thức uống tốt cho bà bầu nhằm tăng cường khả năng chống ung thư, chống lão hoá, sâu răng. Mặc dù vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên uống trà với cái bụng trống rỗng. Nhiều trường hợp uống trà xanh khi đói dẫn tới chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi, bủn rủn tay chân rất nguy hiểm .

Sữa chua

Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hoá của bà bầu là không thể phủ nhận. Nhưng nếu bạn ăn sữa chua không đúng thời điểm, đặc biệt khi bụng đói meo thì sẽ gây hậu quả tiêu cực lên dạ dày của mình. Cách tốt nhất mẹ bầu nên ăn sữa chua sau bữa ăn 2 giờ, như vậy sữa chua mới phát huy hết tác dụng.

Cam, quýt

Cam quýt vốn có vị chua ngọt, tính mát, trừ đờm, mát phổi. Vỏ quýt còn là bài thuốc dân gian chữa ho đờm, tiêu hoá, giúp giảm đau, tăng tiêu hoá. Tuy nhiên nếu mẹ bầu ăn cam quýt lúc đói thì sẽ bất lợi cho hệ tiêu hoá. Với hàm lượng axit cao trong loại quả này, ăn lúc bụng trồng rỗng sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày của bà bầu, là nguyên nhân gây ra chứng buồn nôn, ợ hơi, thậm chí đầy hơi.

Từ khóa được tìm kiếm:

bà bầu ăn cam

https://babaucanbiet com/7-thuc-pham-cam-ba-bau-luc-doi/

khi đói bà bầu nên ăn gì

bà bầu không nên để bụng đói

bà bầu nên ăn gì khi đói

ba bau nen an gi khi doi bung

bà bầu ăn cam lúc đói có sao không

bà bầu uống sữa khi đói

ba bau bung dang doi uong sua vao co duoc kg

ba bau uong sua buoi sang luc doi

Bà Bầu Hay Đói Bụng Khi Mới Mang Thai Phải Làm Sao? • Adayne.vn

Home

Mang Thai

Bà bầu hay đói bụng khi mới mang thai phải làm sao?

Mang Thai

Bà bầu hay đói bụng khi mới mang thai phải làm sao?

admin

441 Views

Save

Saved

Removed

0

Bà bầu hay đói bụng khi mới mang thai phải làm sao? và đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng đói bụng này ở chị em thai phụ để từ đó biết cách khắc phục hạn chế cơn đói cồn cào khó kiểm soát. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị đói bụng bất kể ngày đêm có thể kể đến như do thai nhi lớn lên, do thay đổi hoocmon, do uống nước nhiều, do ăn đồ cay nóng, do căng thẳng hay do các tác dụng phụ của thuốc gây nên,…Và lời khuyên của các bác sĩ cho từng trường hợp cũng khác nhau, chẳng hạn như là chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ, bổ sung chất xơ, trữ nhiều đồ ăn vặt,…chính là những phương pháp xử trí nhanh chứng đói bụng kéo dài và liên tục không dứt của mẹ.

1. 8 nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị đói và thèm ăn liên tục

1.1 Do thai nhi lớn lên

Các mẹ bầu đều cảm thấy thật tuyệt vời khi có một sinh linh phát triển từng ngày trong cơ thể và đấy là lí do đầu tiên khiến mẹ bầu luôn cảm thấy thèm ăn đủ thứ. Thai nhi lớn “nhanh như thổi” đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba do đó nhu cầu về dinh dưỡng cũng vì thế mà tăng cao giải thích cho hiện tượng mẹ bầu liên tục đói bụng trong suốt thai kỳ.

1.2 Uống nước nhiều

Hiện tượng no giả do uống nước chắc chắn mẹ bầu nào cũng rõ. Trong suốt thời gian mang thai, nhu cầu về nước của mẹ bầu tăng cao kéo theo việc mẹ bầu uống nhiều nước hơn trước gây nên cảm giác no giả này. Cơn no giả khiến mẹ bầu không ăn được nhiều ngay lúc đó nhưng chỉ chốc lát sau khi cơn no giả qua đi, cơ thể mẹ bầu lại được dịp réo liên tục vì đói.

1.3 Ăn nhanh và nhai không kỹ

Các chuyên gia chưa bao giờ khuyến khích việc một mẹ bầu ăn nhanh và nhai không kỹ vì nó không ích lợi gì cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu lại ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi. Khi mẹ bầu ăn nhanh, não bộ không xử lý kịp việc kích hoạt trung tâm ức chế cảm giác đói tất nhiên sẽ gây cho mẹ bầu cảm giác cơ thể vẫn còn đói. Thêm vào đó, việc nhai không kỹ khiến khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của mẹ bầu kém đi nhiều.

1.4 Căng thẳng

Nhiều phụ nữ vẫn làm việc trong thời gian mang thai thì không thể tránh khỏi nguy cơ gặp căng thẳng thường xuyên. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu có cảm giác đói cồn cào, thèm ăn liên tục bởi cơ thể đòi hỏi được cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết để chống lại cơn stress đang hành hạ cơ thể mẹ bầu.

1.5 Thay đổi hormone

Khi mang thai hẳn nhiên hormone của mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt, chính sự thay đổi hormone đó khiến mẹ bầu bao giờ cũng có cảm giác bụng trống rỗng, cơn thèm ăn xuất hiện liên tục và dai dẳng.

1.6 Ăn đồ cay

Ăn nhiều đồ cay, nóng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bụng cồn cào giống như cơn đói xuất hiện. Tuy nhiên, ăn đồ cay, nóng quá nhiều khi mang thai hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Thực tế cho thấy ăn cay, nóng khiến mẹ bầu dễ bị đau bụng đồng thời khả năng ăn uống cũng sụt giảm đi trông thấy.

1.7 Không bổ sung đủ chất xơ

Hiện tượng đói bụng liên tục khi mang thai còn có thể do nguyên nhân cơ thể mẹ bầu không được cung cấp chất xơ đầy đủ. Vì chất xơ có tác dụng trong việc làm tăng lượng glucose trong máu, làm chậm lại quá trình hấp thu thực phẩm tạo cảm giác no lâu. Thiếu chất xơ hẳn nhiên cơ thể mẹ bầu nhanh đói hơn bên cạnh đó việc không bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể mẹ trong suốt thai kỳ còn gây ra tình trạng ám ảnh hết thảy mẹ bầu: táo bón khi mang thai.

1.8 Tác dụng phụ của thuốc

2.

Bà bầu hay đói bụng

phải làm sao và 6 giải pháp giúp chống đói khi mang thai hiệu quả tốt nhất

2.1 Chia nhỏ bữa ăn

Khẩu phần ăn hợp lý nhất cho một ngày của mẹ bầu là 5 bữa với 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn trong một ngày như thế này sẽ giúp mẹ bầu không có cảm giác đói bụng liên tù tì, dạ dày vì thế mà cũng không xảy ra tình trạng đầy hơi hay bị quá tải.

2.2 Ăn chậm nhai kỹ

Để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn thì không cách nào tối ưu bằng việc mẹ bầu tập cho mình thói quen ăn chậm nhai kỹ. Trước và sau bữa ăn mẹ bầu cũng nên hạn chế việc uống nước gây ra cảm giác no giả khó ngon miệng khi dùng bữa và không ăn được nhiều thức ăn.

2.3 Kiểm soát lượng thực phẩm

Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể hàng ngày song song với việc bổ sung các thực phẩm có tác dụng tuyệt vời trong việc tạo cảm giác no lâu cho mẹ bầu khi mang thai. Bởi nếu mẹ bầu ăn vô tội vạ, không kiểm soát chặt chẽ lượng thực phẩm dễ khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng kéo theo việc mẹ bầu muốn lấy lại vóc dáng sau khi sinh là điều bất khả. Chưa kể nạp quá nhiều thực phẩm khiến cơ thể mẹ bầu thừa dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu làm thai to gây khó khăn cho việc sinh con bằng phương pháp sinh thường.

2.4 Ăn thực phẩm bổ dưỡng

Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng khi mang thai như: Ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, hạt óc chó, sữa ít béo, súp cua, hoa quả khô, … Bởi đây là những thực phẩm bổ dưỡng có công dụng tuyệt vời trong việc giúp mẹ bầu có cảm giác no lâu hơn và duy trì đường huyết của mẹ bầu ổn định.

2.5 Trữ nhiều đồ ăn vặt

2.6 Bổ sung chất xơ

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ không những giúp mẹ bầu giảm hiện tượng đói bụng liên tục mà còn ngăn ngừa các triệu chứng táo bón, đầy hơi gây khó chịu cho các mẹ bầu khi mang thai.

Tóm lại, khi bị đói bụng cồn cào liên tục không kể ngày đêm suốt thời gian thai nghén vất vả, mẹ bầu cần phải tìm tới một giải pháp xử trí hiệu quả an toàn hơn là thay vì cứ ăn uống vô độ, mất kiểm soát khiến cân nặng tăng chóng mặt, vùn vụt gây ảnh hưởng không tốt cho thai kỳ. Nói chung, bà bầu nếu cảm thấy thường xuyên bị đói thì hãy thử áp dụng theo những nguyên tắc ăn uống lành mạnh như trên xem sao, biết đâu cơn đói sẽ chóng giảm đấy. chúng tôi chúc các mẹ xem tin vui!

Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Tôm Không? Bà Bầu Ăn Cua Nhiều Có Sao Không? • Adayne.vn

Home

Mang Thai

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn tôm không? Bà bầu ăn cua nhiều có sao không?

Mang Thai

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn tôm không? Bà bầu ăn cua nhiều có sao không?

admin

376 Views

Save

Saved

Removed

0

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn tôm không? Bà bầu ăn cua nhiều có sao không?: Có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng không là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hằng ngày sao cho hợp lý gửi về cho chuyên mục tư vấn hỏi đáp mang thai sinh con. Như các bạn đã biết, trong tôm cua và các loại hải sản khác chứa rất nhiều chất bổ, đặc biệt là canxi giúp khỏe mạnh, tăng cường năng lượng, hạn chế chứng thiếu máu, chống ung thư, ổn định lượng đường trong máu,…ngoài ra, người ta còn ăn cua, ăn tôm để bù chống lại cảm giác uể oải, chán ăn và mệt mỏi, nhất là các mẹ bầu luôn trong tình trạng khó ợ, stress, ngán ăn cũng được khuyến khích thay thế bữa ăn chính bằng bữa ăn phụ với các món làm từ hải sản. Nhưng thời gian gần đây, có nhiều luồng ý kiến cho rằng, mẹ bầu ăn trong 3 tháng đầu ăn tôm, ăn cua, ghẹ, ốc, nghêu, sò,…sẽ rất dễ bị sảy thai hay co thắt tử cung rất nguy hiểm. Vậy thực hư như thế nào?

Bà bầu ăn tôm được không là thắc mắc của rất nhiều người. Nhiều ý kiến cho rằng, ăn tôm gây co thắt tử cung, dễ bị sẩy thai. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, quan niệm đó là hoàn toàn sai.

Dinh dưỡng trong tôm

Trong tôm có nhiều vitamin B12, axit béo Omega 3 góp phần tạo nên sự bền vững của thành mạch máu. Axit béo Omega 3 giúp giảm 37% nguy cơ ung thư ruột kết. 100g tôm cung cấp cho hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày. Selen giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và giúp loại bỏ những tế bào bất thường trong cơ thể.

Ngoài ra, tôm còn chứa DHA giúp tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé ngay từ những năm tháng còn trong bụng mẹ. So với những loại cá có thể chứa lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ đại dương…tôm thật sự là thức ăn khá an toàn cho thai phụ.

Tác dụng của tôm đối với bà bầu

1. Giúp da, tóc và móng khỏe mạnh

Khi mang thai, những thay đổi bởi hormone thai kỳ luôn khiến chị em lo lắng và thiếu tự tin bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên làn da, mái tóc và móng tay của mẹ bầu. Lúc này chị em nên nhớ rằng dầu gội, kem ủ tóc, kem dưỡng da đắt tiền…sẽ là vô ích nếu các mẹ không cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể. Protein là một thành phần quan trọng của các mô sống, giúp thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh. Và tôm chính là nguồn cung cấp tuyệt vời cho khoáng chất này.

2. Chống ung thư

3. Chống lại buồn chán, mệt mỏi và trầm cảm

Người ta thường nói, khi mang thai người phụ nữ thường trở nên khó tính hơn. Cái khó tính ở đây thực chất là cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm rất phổ biến mà các bà bầu và bà mẹ vừa sinh thường gặp phải.

Việc ăn tôm đều đặn cũng có tác dụng giúp mẹ bầu cảm thấy sảng khoái hơn, phấn chấn hơn đấy, bởi trong tôm có chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm.

4. Giúp ổn định lượng đường trong máu

Tiểu đường là một chứng bệnh nguy hiểm với bất kỳ ai mắc phải, đặc biệt là thai phụ, khả năng mắc phải bệnh cao hơn nhiều so với những người bình thường. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong tôm có chứa một lượng magie dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm này.

5. Giúp hệ xương và răng chắc khỏe

6. Ngăn ngừa chứng thiếu máu

Khi mang thai lượng máu cần thiết cho cơ thể cũng tăng lên theo từng thời kỳ. Chính vì vậy mẹ bầu cần phải bổ sung thêm vitamin B12 – dưỡng chất hỗ trợ sản xuất của các tế bào hồng cầu để cung cấp đủ lượng máu để cơ thể khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.

Tôm là một thực phẩm giàu vitamin B12, nếu mẹ bầu thường xuyên ăn tôm sẽ phòng tránh được chứng thiếu máu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai đấy.

7. Giàu năng lượng

Mang thai có được ăn cua không? Mẹo lựa cua ngon và ăn đúng cách cho bà bầu

Cua chứa nhiều omega 3, vitamin B, là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc ăn cua hay các loại hải sản trong quá trình mang thai có thể gây hại cho mẹ và thai nhi

1. Có nên ăn cua khi mang thai?

Nhắc đến cua và hải sản, đa số mọi người thường nghĩ ngay tới hàm lượng canxi dồi dào mà không biết rằng, thịt cua cũng chứa rất nhiều omega, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo, dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi. Với một con cua biển, mẹ bầu đã được cung cấo đủ 100% nhu cầu vitamin B12 và khoảng 3-8% lượng sắt và kali.

Tuy nhiên, giống như một số loại cá biển, thịt cua cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, gây hại cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, do ô nhiễm môi trường hoặc do nhiễm độc hóa chất độc hại, thịt cua là một trong những nguồn chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể. Theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls, chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu.

2. Mách mẹ bầu cách lựa cua ngon

Chọn cua tươi, khỏe, lành lặn, cầm chắc tay.

Muốn mua cua chắc thịt, mẹ dùng tay bấm nhẹ vào phần yếm bụng, nếu thấy cứng là cua có nhiều thịt.

3. Ăn cua khi mang thai đúng cách

Ăn chín, uống sôi:

Khi ăn cua, ghẹ, các loại hải sản không còn tươi sống hoặc chế biến không đúng cách mẹ bầu có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy. Thậm chí khuẩn Listeria monocytogenes, một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm, tấn công hệ miễn dịch của con người.

Ăn “chất lượng”:

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng trong thai kỳ. Mẹ bầu nên lựa những cơ sở cung cấp cua có uy tín, không nên ham rẻ mà mua cua chết hoạc những con cua sắp chết. Đặc biệt, mẹ bầu nên ăn cua tươi sống, được chế biến trong ngày, không nên ăn thực phẩm đã để qua đêm hoặc còn thừa phải nấu đi nấu lại nhiều lần.

Ăn đúng lượng:

Dù ít nhưng trong thịt cua vẫn chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, mẹ bầu nên hạn chế, không nên ăn quá nhiều. Trung bình, mẹ bầu có thể riêu thụ khoảng 200g cua mỗi tháng.

Không nên uống trà hoặc ăn hồng khi ăn cua:

Vì hai chất này khi kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.

Hỏi đáp tư vấn: Mới mang thai không được ăn tôm? Thực hư như thế nào?

Hỏi:

Em đang mang thai tuần thứ 7 các chị ạ. Hôm qua đi siêu âm, con đã có tim thai nhưng em lại bị ra chút máu 3 ngày nay rồi. Bác sĩ nói em cần kiêng cữ không đi lại nhiều, có thể chỉ là máu báo thai đã cấy vào thành tử cung nên không có gì đáng lo lắng quá.

Thế nhưng mẹ chồng em nghe được tin thì la em oai oái. Bà bảo tại em ăn tôm nên mới thế. Mẹ em nói rằng bà bầu ăn tôm sẽ khiến tử cung co thắt nên mới bị ra máu. Mẹ cấm em không được ăn tôm nữa và nói nếu có mệnh hệ gì với cháu bà thì em phải chịu trách nhiệm.

Em nghe xong lời mẹ chồng mà hoang mang quá các chị ạ. Em chưa từng nghe thông tin bà bầu mới mang thai không được ăn tôm, mà theo em thì tôm rất nhiều dưỡng chất, tốt cho bà bầu mới phải chứ? Đã thế em lại là người nghiện ăn tôm. Em không ăn được các loại thịt từ thịt lợn, thịt gà, vịt mà chỉ thích ăn hải sản thôi. Bây giờ mẹ chồng cấm ăn tôm, em lo là con sẽ thiếu chất quá.

Các chị đã ai từng nghe đến chuyện bà bầu phải kiêng ăn tôm chưa ạ, chia sẻ giúp em với!

Trả lời:

Mẹ Rose: Mình nghe nói hải sản chứa nhiều thủy ngân không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nên hạn chế ăn nhiều hải sản tuy nhiên ăn ít và vừa phải vẫn tốt hơn. Bác sĩ dặn là không được ăn đu đủ, thơm (dứa), uống nước dừa vì sẽ gây co thắt cổ tử cung dẫn đến động thai. Nếu bạn bị ra máu nên nằm nghỉ tại nhà và uống nhiều nước chanh pha với mật ong rất tốt cho thai nhi nhất là những trường hợp bị động thai. Mình đã có thai 9 tuần. Ban đầu cũng bị động thai nhưng không ra máu. Phải chích thuốc dưỡng 2 tuần liên tiếp và đều đặn uống mật ong nên mới hết động thai. Mình nghĩ bạn nên đi khám thêm bác sĩ khác. Ba tháng đầu mang thai nhất là giai đoạn đầu bị ra máu là hoàn toàn không tốt. Mình thấy bác sĩ nói không sao có vẻ không có chuyên môn cao. Bạn nên khám thêm ở chỗ khác để yên tâm hơn.

Mẹ Ngoc Hà: Oai, mình còn bị treo chân 3 tháng nè, lần đầu cũng chỉ vì kiêng quá nhiều thứ nên… lần 2 mình có hẳn bác sỹ riêng theo dõi, bác sỹ bảo mình ăn tôm tốt. mình cứ hai ngày chồng lại cho ăn 1 lạng tôm.

Mẹ Thúy Hằng: Không sao đâu bạn. Mình thai 8 tuần vẫn ăn tôm bình thường đây có sao đâu. cứ theo các cụ thì ngày xưa lấy đâu ra mà kiêng.

Mẹ Vân Anh: Mẹ chồng bạn không hiểu gì mới vậy thôi. Ngày trước mình có bầu ra máu suốt tới 7 tháng mới không ra nữa, mình lại thích ăn tôm nên mình ăn suốt nửa kg một lần ý, không vấn đề gì cả bạn không phải lo đâu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Ăn Đêm: Thực Phẩm Ăn Đêm Lý Tưởng Và Cách Hạn Chế Cơn Đói Đêm Của Mẹ • Adayne.vn trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!