Bạn đang xem bài viết Ăn Hải Sản Tốt Hay Không Đối Với Phụ Nữ Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết
Hải sản bao gồm cá, tôm, cua, sò… cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi bao gồm protein, ít chất béo bão hòa và rất giàu axit omega-3 tốt cho sức khỏe. Khi bạn mang thai, hải sản là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống tuy nhiên ăn hải sản sao cho hợp lý và vừa đủ để không gây hại cho thai phụ và em bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết
Lợi ích của hải sản
Chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên tạp chí Y học Anh phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai ăn cá trong tam cá nguyệt thứ nhất giúp giảm nguy cơ bị sinh non và nhẹ cân.
Hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho bà bầu
Các nghiên cứu khác cũng cho ra kết quả, omega 3 giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Và một báo cáo khác năm 2007 tại Lancet – một tạp chí y tế danh tiếng – cũng cho biết, bà bầu ăn nhiều cá giúp tăng khả năng thông minh ở trẻ. Thậm chí nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu thai phụ không bổ sung đồ biển trong quá trình mang thai, có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…
Những điều cần tránh
– Bà bầu cần tuyệt đối tránh đồ ăn biển sống
– Bà bầu cần tuyệt đối tránh ăn những đồ ăn biển sống, tái chín vì trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm Salmonella, Toxoplasmosis, sán… có hại cho sức khỏe. Thực phẩm để đông lạnh rồi nấu chín sẽ tiêu diệt các loại ký sinh trùng và an toàn cho việc sử dụng.
– Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú nên hạn chế các loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao – đặc biệt gây tổn thương cho trẻ em đang còn bú sữa mẹ.
Tìm hiểu về thủy ngân trong hải sản
Thủy ngân là một kim loại (dạng chất lỏng) có mặt tự nhiên trong môi trường gây ô nhiễm không khí của chúng ta. Một lượng thủy ngân nhỏ trong ao, hồ, suối, biển tích tụ lại trong nước biến thành methylmercury – một chất độc hấp thụ dần dần vào các loại động thực vật sống dưới nước. Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng chỉ khác mức độ ít nhiều. Những loại cá chứa nhiều nồng độ thủy ngân bao gồm: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp.
Methylmercury có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần chú ý cẩn thận khi ăn hải sản. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong cơ thể con người vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, bạn không nên sử dụng những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao nói trên.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bà bầu ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao?
Khi bạn ăn phải cá nhiễm thủy ngân cao, methylmercury sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng. Những phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng methylmercury lớn đều nguy hiểm hơn người bình thường.
Bà bầu nên ăn hải sản như thế nào?
Bà bầu nên ăn nhiều loại hải sản khác nhau như tôm, cua, cá… và thay đổi liên tục trong tuần.
Một tuần chỉ nên ăn khoảng 340 gram hải sản.
Những loại cá giàu omega 3 và ít thủy ngân bao gồm: cá, tôm nước ngọt, cá hồi, các mòi, cá trích…
Phải chế biến và nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.
Lưu ý: Không nên ăn quá hàm lượng trên trong tuần vì phần lớn đồ hải sản thường mặn do vậy sẽ không tốt cho quá trình mang thai. Có thể gây ra phù nhiều ở cuối thai kỳ hoặc có hại cho những thai phụ bị bệnh cao huyết áp, tim mạch v.v.
Benh.vn (Theo MYC)
Công Dụng Của Mè Đen Đối Với Phụ Nữ Mang Thai
Mè đen hay còn gọi là vừng đen là một thực phẩm cực kỳ dinh dưỡng và là một vị thuốc chữa được khá nhiều bệnh phổ biến. Theo chuyên gia thực phẩm nghiên cưu cho thấy rằng ăn thức phẩm có màu đen như mè đen, đậu đen, gà ác… có thể điều tiết được khả năng sinh lý, kích thích hệ thống bài tiết, tuần hòa và làm tang lượng hồng cầu giúp làn da tươi trẻ và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến hết những tác dụng mà mè đen mang lại và nhất là đối với phụ nữ có thai. Hiểu được điều này, chúng tôi xin gởi đến bạn bài chia sẻ Công dụng của mè đen đối với phụ nữ mang thai để từ đó bạn có thể giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân bạn và những người thân trong gia đình.
Dinh dưỡng có trong mè đen
Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), Kcalo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt; và các vitamin như: B1, Vitamin B2, niacin. Ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
Vitamin E có tác dụng chống o-xy hoá, ngǎn chặn sự phá hủy tế bào của các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, tǎng cường sự phân tiết của tuyến sinh dục và dịch vị, điều hòa trung khu thần kinh và dự phòng bệnh đục nhân mắt.
Các acid béo chưa bão hòa trong dầu vừng như linoleic acid, palmitic acid và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.
Niacin (nicotinic acid) có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản, tǎng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh xạm da, da khô và viêm khoang miệng.
Những công dụng của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Với những công dụng của vừng đen, các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu có thể ăn vừng đen trong quá trình mang thai. Dinh dưỡng của vừng đen chứa những dưỡng chất rất có lợi cho thai nhi.
Công dụng giúp chữa táo bón của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Bài 1: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.
Công dụng chữa sản phụ thiếu sữa của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Nếu các bạn bị thiếu sữa sau khi sinh con thì đây cũng không phải là trường hợp hiếm thấy nên các bạn đừng quá lo lắng. Với 2 bài thuốc sau đây từ mè đen sẽ giúp các bạn lấy lại được bầu sữa cho đứa con thân yêu của mình:
Bài thuốc 1: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Bài thuốc 2 : Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Công dụng chữa đầy chướng bụng của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Bài thuốc 1: Khi các chị em phụ nữ đang mang thai mà có cảm giác ậm ạch sau mỗi lần ăn lại bị đầy bụng, bí bách, chướng hơi và không tiêu. Các chị em chĩ cần lấy một ít mè đen giã nhỏ nẩu với cháo và 1 vỏ quả quýt khô có thể nêm thêm gia vị để vừa ăn. Với bài thuốc này các bạn chỉ cần ăn một vài lần sẽ khỏi.
Bài thuốc 2: Với bài thuốc này thì rất dễ làm bạn chỉ cần lấy một chén mè đen nấu loãng lên như cháo, khi gần chín thì có một muỗng cà phê mật ong. Bài thuốc này chia làm 2 lần ăn trong ngày, ăn độ chừng 3 -5 ngày sẽ khỏi bệnh.
Công dụng giúp sinh thường dễ dàng của mè đen đối với phụ nữ mang thai
Với nhiều chị em phụ nữ thì sinh được một đứa con khỏe mạnh là một niềm vui và hạnh phúc nhưng cũng là một một sự kinh hoàng kho thời gian đau đẻ kéo dài gây nên sự đau đớn và mệt mọi. Trong dân gian lưu truyền rằng nếu các bạn ăn mè đen thường xuyên và đặc biệt là món chè mè đen sẽ giúp các bạn có thể chuyển dạ nhanh, rút ngắn thời gian đau đẻ khiến mẹ bầu vượt qua “cửa ải” này nhanh chóng hơn.
Cùng với những chia sẻ về công dụng của mè đen đối với phụ nữ mang thai sẽ giúp các bà mẹ trẻ tương lai có cái nhìn tổng quát để tự bảo vệ sức khỏe mình và thai nhi.
Lợi Ích Của Các Loại Sữa Bầu Đối Với Phụ Nữ Mang Thai Bị Trầm Cảm
Trầm cảm là triệu chứng có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Để chữa trị bệnh trầm cảm hiệu quả thì mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh; đặc biệt là nên bổ sung các loại sữa bầu hàng ngày để được cung cấp đủ dưỡng chất, giúp bà bầu mau khỏi bệnh.
Dấu hiệu nào nhận biết chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai?
Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, dễ cáu gắt.
Tâm trạng buồn chán, tuyệt vọng, xuống sức.
Khóc vô cớ, không rõ nguyên nhân.
Dường như không còn năng lượng và ngại vận động.
Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì.
Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì. Thờ ơ với mọi hoạt động xung quanh.
Khó tập trung, hay quên và không thể đưa ra quyết định.
Cảm thấy bản thân không còn giá trị.
Cô lập với bạn bè và người thân.
Xuất hiện những con đau đầu, đau ngực; nhịp tim đập nhanh mà không có lý do cụ thể; xuất hiện những cơn thở ngắn, nông.
Nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Sự thay đổi hocmon trong thai kỳ có thể là nguyên nhân góp phần dẫn đến trầm cảm. Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh trầm cảm trong thai kỳ. Có thể bệnh trầm cảm xuất hiện do tâm lý của bà bầu như chưa sãn sàng cho việc mang thai hoặc mang thai ngoài ý muốn; thậm chí do việc mang thai khiến cuộc sống của mẹ trở nên khó khăn hơn từ công việc, tài chính…
Bệnh cũng có thể xuất phát từ sự lo lắng của bà bầu như không biết liệu mình có hoàn thành tốt vai trò của người mẹ, hoặc như cảm thấy sợ hãi khi chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Cũng có thể do bà bầu không hài lòng về thai nhi như cân nặng, giới tính… Tất cả những điều trên sẽ khiến bà bầu dễ mắc các bệnh trầm cảm và nếu để lâu dài không chữa trị thì có thể kéo theo nhiều nguy hiểm.
Bên cạnh đó một số yếu tố có thể góp phần dẫn đến trầm cảm tiền sản bao gồm:
Bản thân hoặc gia đình có người đã từng mắc bệnh trầm cảm: Nếu trong gia đình người phụ nữ có người đã từng mắc bệnh trầm cảm hoặc trước thời gian mang thai chính người phụ nữ đó đã từng mắc bệnh trầm cảm thì họ có thể có nhiều khả năng bị trầm cảm.
Mối quan hệ khó khăn: Nếu trong mối quan hệ với chồng, với người thân trong gia đình gặp khó khăn, mâu thuẫn hoặc việc mang thai của người phụ nữ không được sự đồng tình, quan tâm, giúp đỡ của người thân đặc biệt là chồng thì người phụ nữ rất dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai.
Cuộc sống nhiều sự kiện gây căng thẳng: Nếu bà bầu mang thai trong giai đoạn cuộc sống có nhiều biến động hay sự thay đổi thì rất dễ khiến bà bầu bị trầm cảm. Một số trường hợp thường gặp như chuyển nhà, xây nhà, mất mát người thân, mất việc làm, ly hôn…
Vấn đề xảy ra với thai nhi: Một thai kỳ khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm như thai nghén xảy ra quá nhiều triệu chứng khó chịu, động thai, thai nhi phát triển chậm…
Vô sinh hoặc sẩy thai trước đó: Nếu bà bầu đã từng có tiền sử sảy thai hoặc khó có con thì việc mang thai sẽ là cột mốc cực kỳ quan trọng, nhưng nó lại mang đến sự lo lắng của bà bầu về thai kỳ.
Những ký ức buồn: Mang thai gây ra những ký ức đau đớn cho thai phụ như ký ức trước đây đã bị lợi dụng tình cảm, lạm dụng tình dục, bị mẹ đẻ của mình bỏ rơi…
Thiếu sự hỗ trợ xã hội: Khi mang thai, phụ nữ cần được hỗ trợ bởi những người xung quanh họ, đặc biệt là khi một người phụ nữ đang đối mặt với những thay đổi do việc lập gia đình mang lại. Xã hội cô lập có thể là nguyên nhân khiến những phụ nữ mang thai rơi vào trạng thái của bệnh trầm cảm.
Tài chính khó khăn: vấn đề tài chính có thể tăng số lượng căng thẳng khi mang thai.
Trầm cảm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
Nghiên cứu chứng minh rằng, mắc trầm cảm khi mang bầu làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ sinh con nhẹ cân, ít gắn bó với con. Ngoài ra, chứng trầm cảm của phụ nữ cũng có thể làm trì hoãn phát triển ngôn ngữ ở bé; làm bé bị rối loạn hành vi, cảm xúc.
Giấu bệnh trong lòng hay chạy trốn nó đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Những bà bầu trầm cảm không được chăm sóc đúng mức có thể tìm đến rượu, thuốc lá, ma tuý, thậm chí họ có thể bỏ thai hoặc tự vẫn.
Các chuyên gia tin rằng có thể tránh được trầm cảm nếu những triệu chứng trầm cảm trước khi sinh được quan tâm điều trị. Và khi đó sức khoẻ thể chất và tinh thần của người mẹ mới không bị đe doạ. Các nghiên cứu cũng cảnh báo tình trạng trầm cảm của mẹ với sự gia tăng của hoóc môn stress sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng và làm gia tăng nguy cơ sinh non.
Ngoài ra, trẻ được sinh ra bi một bà mẹ muộn phiền cũng có nguy cơ bị “lây” chứng bất an sau khi ra đời. Trầm cảm khi mang thai còn làm ảnh hưởng đến mối gắn kết mẹ – con, là nguyên nhân dần đến các vấn đề về ứng xử của đứa trẻ thời thơ ấu.
Chị em nên làm gì khi bị trầm cảm?
* Tập luyện yoga
Chị em hãy thử tham gia lớp yoga hay thiền khi mang thai. Theo rất nhiều nghiên cứu, yoga rất có lợi giúp giảm rõ rệt các triệu chứng trầm cảm, thúc đẩy sức khỏe cho cả hai mẹ con. Chị em bầu bí không nên tự tập yoga một mình khi chưa có sự hướng dẫn của chuyên gia chuyên nghiệp.
* Đơn giản hóa vấn đề
* Tâm sự, chia sẻ
Hãy bộc bạch, tâm sự những điều làm chị em sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, chị em có thể tìm gặp. nói chuyện với bác sĩ tâm lý. Quá trình này giúp giải tỏa và tìm ra giải pháp cho những khúc mắc về tinh thần.
* Gắn kết với mọi người xung quanh
Những cảm xúc tiêu cực, muộn phiền dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là chị em tìm được người thân hay người bạn đồng cảm. giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
* Thư giãn
Để lấy lại bình tĩnh, chị em bầu nên nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Nghỉ ngơi, nghĩ tới những điều lạc quan, tốt đẹp của cuộc sống và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn. Ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành cũng giúp chị em lấy lại được sự cân bằng.
* Tạo thói quen ăn uống lành mạnh
Duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bừa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
Lợi ích của các loại sữa bầu đối với phụ nữ mang thai bị trầm cảm
Để chữa trị được bệnh trầm cảm hiệu quả thì bà bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh với những dưỡng chất tốt và cần thiết; từ đó giúp bà bầu luôn khỏe mạnh và có tinh thần thoải mái trong suốt thai kỳ. Để mẹ có thể đảm bảo được nguồn dưỡng chất được hấp thu vào cơ thể thì việc bổ sung các loại sữa bầu là điều quan trọng và không thể thiếu.
Các loại sữa dành cho bà bầu có hệ dưỡng chất phong phú như sắt, chất xơ, chất béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết, DHA, Cholin,… giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và hỗ trợ sự hình thành, phát triển của thai nhi.
Hiện nay, sữa dành cho bà bầu còn được bổ sung hệ chất xơ tiêu hóa, giúp tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất có lợi cho bà bầu; từ đó giúp bà bầu có đủ dưỡng chất cung cấp cho cả mẹ và bé.
Với hàm lượng chất sắt dồi dào có trong sữa, các loại sữa bầu sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây nên. Chất xơ sẽ đóng vai trò hạn chế tình trạng táo bón thường gặp ở mẹ bầu.
Axit Folic là dưỡng chất luôn có trong các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai và có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tẩm bẩm sinh ống thần kinh ở thai nhi. Các dưỡng chất thiết yếu khác như DHA, Cholin,… sẽ giúp hỗ trợ hệ thần kinh của thai nhi tốt nhất, giúp bé thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Canxi và Photpho có trong sữa bầu sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe của hệ xương, giúp bé cao lớn và khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, các loại sữa bầu hiện nay đều có thêm các hương vị thơm ngon như vani, socola, dâu,… giúp bà bầu dễ dàng uống sữa và xua tan cảm giác ngán sữa hiệu quả. Giờ đây, mẹ có thể an tâm uống sữa vàsức khỏe của mình nhờ các loại sữa cho bà bầu có đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu.
Mẹ có thể tham khảo các thương hiệu sữa bầu có uy tín về chất lượng hiện nay như Vinamilk, Anmum, Friso,… để lựa chọn được cho mình dòng sữa bầu dinh dưỡng, phù hợp với thể trạng của bà bầu.
Mẹ có thể bắt đầu uống sữa bầu ngay từ khi có ý định mang thai và ngay cả sau khi sinh. Bởi vì 02 giai đoạn này mẹ luôn cần những dưỡng chất dồi dào giúp mẹ luôn khỏe mạnh.
Hy vọng rằng với những lợi ích của các loại sữa bầu thì bà bầu sẽ luôn đảm bảo được sức khỏe tốt nhất; từ đó điều trị được bệnh trầm cảm tận gốc và giúp bà bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Nên Ăn Hải Sản
Cách ăn hải sản hợp lý đối với bà bầu
Bà bầu nên tránh các loại cá biển( chứa nhiều thủy ngân) như cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có lượng thủy ngân tốt và đặc biệt tốt cho mẹ bầu, tuy nhiên bạn nên sử dụng khoảng 1 bữa/tuần để đảm bảo cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng.
Không ăn cá sống, gỏi cá, sushi… Các loại cá chưa được chế biến chín dễ nhiễm kuaarn chúng tôi và sán nên có thể gây ngộ độc và dị tật ở trẻ. Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần, chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g.
Bạn có thể kết hợp ăn luân phiên với các loại thủy sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng ngừa thiếu máu ở bà bầu như: sò, tôm, cá mòi…
Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A hấp thụ và cơ thể có thể gây hại cho bé. Mẹ bầu chỉ nên cung cấp lượng vừa đủ.
Trong bữa cơm đã có món cá (tôm, cua…) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.
Những loại hải sản thích hợp với bà bầu 3 tháng
Danh sách loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, tốt và an toàn cho sức khẻ của thai phụ. Theo đó, bà bầu vẫn có thể sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, đồng thời tránh được những tác hại không mong muốn từ loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng này.
Động vật có vỏ có thể gây một số nguy cơ bệnh tật cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi trong khi mẹ bầu mang thai, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về sơ địa cảu bản thân để sử dụng một cách an toàn nhất.
Mỗi ngày nên ăn 340gr hải sản: một nghiên cứu được tiến hành năm 2002 bởi các chuyên gia sản khoa người Anh cho thấy, phụ nữa ăn cá đều đặn thường xuyên trong giai đoạn đầu mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra thiếu cân. Một nghiên cứu cũng cho rằng ăn cá trong thời điểm mang thai cũng là cách kích thích trí thông minh và chỉ số IQ của bé về sau.
Ngoài cá, bạn cũng có thể bổ sung các loại đồ ăn hải sản khác như tôm, cua…
Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Hải Sản Tốt Hay Không Đối Với Phụ Nữ Mang Thai trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!