Xu Hướng 3/2023 # 6 Mẹo Chữa Viêm Họng Cho Bà Bầu Nhanh Và An Toàn Nhất # Top 5 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 6 Mẹo Chữa Viêm Họng Cho Bà Bầu Nhanh Và An Toàn Nhất # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết 6 Mẹo Chữa Viêm Họng Cho Bà Bầu Nhanh Và An Toàn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm họng khi mang thai là tình trạng nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện nay. Chúng gây nên cảm giác khó chịu, khiến mẹ bầu bị sốt, ho, đau họng, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Để có cách chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu thì cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể áp dụng một số cách chữa trị dân gian. Bài viết hôm nay sẽ bật mí những mẹo chữa viêm họng cho bà bầu nhanh và an toàn nhất hiện nay.

Các triệu chứng đau họng trong thai kỳ

Cổ họng đỏ

Khó nuốt

Cơn đau dai dẳng trong cổ họng

Sốt

Đau tai

Amidan sưng và đỏ

Khàn giọng

Mẹ bầu có thể không mắc cùng lúc các triệu chứng trên, tuy nhiên khi những dấu hiệu này kéo dài 7 ngày thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu

Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì không?

Nhiều mẹ bầu tỏ ra lo lắng và không biết bị viêm họng có ảnh hưởng gì không. Trên thực tế, để điều trị viêm họng cho bà bầu phải cần dùng đến thuốc đặc hiệu. Thuốc sẽ đi qua đường máu đến cuống rốn của thai nhi và ít nhiều ảnh hưởng đến em bé. Chính vì vậy, mối lo này không phải là không có căn cứ.

Khi bị viêm họng, nó sẽ làm thay đổi nội tiết bà bầu và khiến sức đề kháng của niêm mạc mũi họng bị suy giảm. Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do sức đề kháng của thai phụ bị giảm sút nên bệnh sẽ không thể tự khỏi.

Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé. Vì vậy, bắt buộc thai phụ phải dùng thuốc điều trị viêm họng. Điều này có thể gây nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Đặc biệt, bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có thể gây ra những ảnh hưởng như rối loạn ở phổi, kéo dài thời gian mang thai, chậm quá trình chuyển dạ… vô cùng nguy hiểm.

Trên thực tế, khi mang thai, nếu bị viêm họng do siêu vi hoặc vi khuẩn đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy huyết hoặc tăng khả năng sinh non ở mẹ. Chính vì vậy, mẹ bầu phải thường xuyên theo dõi thông tin cũng như thăm khám tại bệnh viện theo định kỳ.

Nguyên nhân gây viêm họng khi mang thai

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm họng khi mang thai chủ yếu là do siêu vi hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, bà bầu bị viêm họng còn có thể là do:

Sức đề kháng và hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công;

Do thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt;

Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh;

Sống trong môi trường ô nhiễm;

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ;

Thời tiết thay đổi thất thường;

Ăn quá nhiều đồ cay nóng, nhiều gia vị khiến họng bị viêm nhiễm;

Dịch màng nhầy tiết quá nhiều.

6 mẹo chữa viêm họng cho bà bầu an toàn tại nhà

Trà quất mật ong

Mật ong và thành phần axit xitric trong quả quất có tác dụng diệt khuẩn, vi rus và nâng cao khả năng miễn dịch. Sự kết hợp giữa 2 loại thảo dược này sẽ tạo ra bài thuốc an toàn, hiệu quả trong chữa trị đau họng cho bà bầu.

Nguyên liệu chuẩn bị: Chuẩn bị 10 quả quất xanh và 2 muỗng mật ong.

Phương pháp thực hiện: Rửa sạch quất bằng nước muối, dùng dao cắt đôi quất ( không bóc vỏ) rồi cho vào tô. Sau đó, trộn 2 muỗng mật ong vào quất và mang đi hấp chín.

Với mẹo chữa viêm họng cho bà bầu này, bạn nên áp dụng thường xuyên sẽ giúp chữa khỏi một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Xông hơi hoặc làm ẩm khoang mũi

Xông hơi làm ẩm màng nhầy là cách giúp cổ họng không bị khô. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm không khí trong phòng.

Cách thực hiện:

Đun sôi nước trong một nồi lớn

Đưa mặt vào gần nồi nước sôi, giữ khoảng cách vừa đủ để không làm bỏng da

Xông hơi trong vài phút

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc cũng là loại thảo dược giúp giảm đau tự nhiên và chống vi khuẩn cho bà bầu. Nó giúp giảm viêm và làm dịu kích ứng.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị một ly nước sôi

Thêm một túi trà hoa cúc vào nước sôi và ngâm trong 5 phút

Sau 5 phút, bỏ túi trả và thêm vào ly trà mật ong để uống

Sử dụng nghệ tươi – Cách chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu hiệu quả

Không chỉ được sử dụng rộng rãi trong dân gian mà các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng nghệ có chứa hoạt chất curcumin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Khi đi vào cơ thể, hoạt chất này có tác dụng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Từ đó, nghệ tươi có thể giúp mẹ bầu chữa viêm họng an toàn và nhanh chóng.

Ngoài ra, nghệ còn giúp tăng cường sức đề kháng giúp mẹ bầu ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và chống táo bón hiệu quả.

Cách thực hiện:

Cách 1:

Chuẩn bị 500g tinh bột nghệ, 500ml mật ong nguyên chất

Trộn đều 2 nguyên liệu đã chuẩn bị, cho vào lọ thủy tinh, đậy kín

Bảo quản trong tủ lạnh, mỗi lần lấy ¼ thìa cà phê hỗn hợp này để ngậm

Lưu ý: Các mẹ bầu cần cho sâu vào vòm họng, vị trí họng bị rát, ngậm càng lâu càng tốt. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm họng cải thiện đáng kể.

Cách 2:

Lấy 1 củ nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái lấy 2 – 3 lát

Cho nghệ vào cốc nước đã đun sôi, hãm trong 5 phút

Thêm 1 – 2 muỗng mật ong vào khuấy đều để uống

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Đây là một trong những biện pháp khắc phục đau họng tại nhà an toàn nhất. Nước muối hydrat hóa màng nhầy ở họng và làm dịu kích ứng. Chính vì vậy, hằng ngày, mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý súc miệng mỗi giờ để giảm đau. 

Chữa viêm họng cho mẹ bầu bằng tỏi mật ong

Mật ong thường được sử dụng được chữa viêm họng, chữa ho hiệu quả. Sự kết hợp giữa tỏi và mật ong sẽ mang lại hiệu quả điều trị vô cùng tốt, an toàn cho mẹ bầu.

Cách thực hiện:

Cách 1

Chuẩn bị 4 – 5 tép tỏi và một ít mật ong nguyên chất

Tỏi bóc vỏ, đập dập, cho tỏi và mật ong vào chén nhỏ, hấp cách thủy trong 5 – 7 phút

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê hỗn hợp trên

Cách 2

Chuẩn bị 30g tỏi tươi, 200ml mật ong và 1 lọ thủy tinh sạch

Tỏi tép tỏi già, bóc vỏ, đập dập, xếp vào lọ rồi đổ mật ong vào

Đậy kín nắp, bảo quản trong điều kiện bình thường, sau 2 tuần thì lấy ra sử dụng

Pha 1 thìa tỏi ngâm mật ong với 100ml nước ấm, uống mỗi ngày 1 lần.

Lưu ý: Không nên sử dụng quá 10g tỏi 1 ngày, không ăn tỏi lúc đói. Đặc biệt, không dùng tỏi cho người quá mẫn cảm hoặc dị ứng tỏi, các mẹ bầu nếu bị viêm họng kèm theo các vấn đề về mắt trong thời gian này cũng không nên dùng tỏi.

Bà bầu bị viêm họng nên uống thuốc gì?

Khi mang thai, phụ nữ chỉ nên uống những loại thuốc nhóm A, nghĩa là thuốc đã trải qua các cuộc thử nghiệm và chắc chắn an toàn với thai nhi. Hiện tại, có 3 loại kháng sinh được phép dùng cho bà bầu là: Cephalexin, amoxicillin, penicillin. Trong nhiều loại thuốc vẫn thường có những thành phần trên. Khi bà bầu muốn sử dụng thuốc kháng sinh luôn phải tuân thủ nghiêm túc ý kiến của bác sĩ.

Bà Bầu Bị Viêm Họng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Bà bầu bị viêm họng có nhiều nguyên nhân gây nên và rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé. Chữa viêm họng khi mang bầu 3 tháng đầu như thế nào là an toàn nhất được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Nguyên nhân viêm họng khi mang thai

Thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột

Nhiễm virus

Bị hen suyễn

Bị dị ứng

Nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm

Căng cơ họng

Dấu hiệu nhận biết mang thai bị viêm họng

Ở tháng đầu của thai kỳ cơ thể mẹ rất yếu và vẫn còn đang nghén nên rất dễ mắc bệnh. Phát hiện viêm họng sớm dễ điều trị hơn và an toàn hơn cho sức khỏe của mẹ và bé. Những dấu hiệu bà bầu bị viêm họng:

Cổ họng đau, ngứa rát

Amidan và hạch bạch huyết bị sưng lên

Ăn không ngon, cảm thấy khó nuốt

Đau đầu và sốt nhẹ, hâm hấp sốt

Ho thường xuyên

Theo các bác sĩ chuyên khoa viêm họng khi có bầu 3 tháng đầu thường không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, bệnh càng để lâu mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, kém ăn, suy nhược cơ thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, bà bầu cần phát hiện sớm chứng viêm họng và điều trị kịp thời.

Bà bầu bị viêm họng chữa như thế nào?

Bầu tháng đầu bị viêm họng thường không khuyến khích sử dụng kháng sinh bởi thuốc kháng sinh dễ gây dị tật thai nhi. Chính vì vậy, chữa viêm họng khi mang bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ các mẹ hãy áp dụng những cách sau:

1. Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên

Nước muối có tính kháng khuẩn tương đối cao, có thể làm sạch các vi khuẩn khu trú trong cổ họng. Đồng thời, nước muối ấm cũng có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong cổ họng, giúp đẩy dịch nhầy ra ngoài, làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, khó nuốt.

Mẹ bầu nên hòa tan ½ thìa muối hạt vào 1 ly nước ấm và súc miệng vào buổi sáng để có được hiệu quả tốt nhất.

2. Uống trà gừng mật ong

Các mẹ có thể thực hiện cho một lát gừng vào 200ml nước đun sôi khoảng 15 phút rồi pha với trà túi lọc. Khi uống cho thêm một muỗng mật ong vừa thơm, dễ uống lại có tác dụng chữa viêm họng tốt.

3. Uống nước ấm

Khi bị viêm họng, ho không nên uống nước lạnh. Bà bầu nên sử dụng nước ấm, nước ấm sẽ giúp màng nhầy bị ẩm ướt, chống lại vi khuẩn, các chất kích thích gây dị ứng và các triệu chứng cảm lạnh.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chế độ ăn uống đầy đủ để nâng cao sức đề kháng, tránh được các vi khuẩn, virus, các chứng cảm lạnh, sốt…

4. Chanh và muối chữa viêm họng

Chanh và muối đều có tính sát khuẩn tốt. Mẹ bầu hãy thái quả chanh thành từng lát mỏng rồi trộn với muối hạt ngậm. Ngày ngậm 5 lần sẽ thấy hiệu quả.

5. Dùng bột nghệ

Nghệ lành tính và cũng có khả năng kháng khuẩn tốt. Mẹ bầu chỉ cần lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, khuấy đều, thêm chút muối sạch. Uống ngày 1 lần và liên tục trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả giảm viêm, ngứa, ho.

Bà Bầu Viêm Họng Uống Thuốc Gì An Toàn Cho Mẹ Và Bé?

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi và không ảnh hưởng đến thai nhi? Có nhiều gợi ý được đưa ra để giải quyết câu hỏi này. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn đắn đo không biết nên làm thế nào. Bài viết này sẽ giải thích và đưa ra một vài lời khuyên hữu ích cho các bà bầu trong việc dùng thuốc trị viêm họng.

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì?

Viêm họng là bệnh khá phổ biến ở mọi đối tượng, đặc biệt những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như phụ nữ có thai. Khi mắc viêm họng, bà bầu sẽ thấy các biểu hiện hay như sốt, ho, đau rát họng, ngứa họng,…

Vậy bà bầu viêm họng nên uống thuốc gì để điều trị hiệu quả và an toàn cho thai nhi? Tốt nhất khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh trong quá trình mang thai, cần đến ngay các bệnh viện uy tín để được thăm khám. Tránh tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của em bé.

Tùy theo thể trạng từng người và nguyên nhân gây bệnh viêm họng, bác sĩ sẽ có những đơn thuốc phù hợp cho phụ nữ mang thai bị đau họng, giúp giải đáp bà bầu viêm họng uống thuốc gì.

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì khi nhiễm virus?

Trong trường hợp này người bệnh không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần các loại thuốc giúp giảm triệu chứng như sốt, ho hay đau họng… Và Paracetamol là loại thuốc được sử dụng tốt nhất.

Liều dùng: Uống 2 viên trong ngày cách nhau khoảng 4 – 6 giờ cho loại 325-650mg, 3 viên/ngày cho loại 500mg .

Chống chỉ định: Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, những bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc. Không lạm dụng thuốc, uống quá liều gây nguy hiểm cho cơ thể.

Tác dụng phụ: Có thể xuất hiện các biểu hiện buồn nôn, sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi, ngứa da, vàng da, nước tiểu đổi màu sẫm.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm Aspirin. Bởi lẽ thuốc này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu là 3 tháng cuối thuốc dễ gây rối loạn phổi. Nghiêm trọng hơn, thuốc còn gây kéo dài thời gian mang thai và chậm chuyển dạ.

Điều trị viêm họng do vi khuẩn

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì? Nếu nguyên nhân gây viêm họng ở bà bầu là do vi khuẩn bác sĩ sẽ lựa chọn một số nhóm thuốc kháng sinh an toàn. Nếu để tình trạng viêm họng do vi khuẩn diễn tiến thành dạng viêm họng thể mãn tính quá phát sẽ rất nguy hiểm. Do đó, người mẹ cần chủ động đi thăm khám và điều trị.

Một vài loại thuốc kháng sinh có thể kể đến như:

Nhóm thuốc Beta lactam: Gồm có các loại thuốc như penicillin, ampicilin, amoxicillin, cephalosporin… Các loại thuốc trong nhóm sẽ có cơ chế điều trị cũng như lưu ý khác nhau. Nhưng nhìn chung các loại này đều có thể tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn.

Nhóm kháng sinh macrolid: Bao gồm thuốc erythromycin, spirammycin, azithromycin. Nhóm này ít có độc tính và dung nạp tốt, các biểu hiện khác có thể gặp thường là rối loạn tiêu hóa nhẹ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc dị ứng ngoài da.

Nếu bệnh trong giai đoạn mới bắt đầu, chị em có thể sử dụng một vài loại viên ngậm như lysopaine, mekotricin, benzocain, papain… Đây là loại thuốc thường được chỉ định giải quyết vấn đề “Bà bầu viêm họng uống thuốc gì?”

Việc sử dụng các loại viên ngậm này sẽ dễ dàng và an toàn hơn cho phụ nữ mang thai. Một vài thuốc sẽ có thêm thành phần là kháng sinh hoặc giảm đau, giúp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Kháng sinh thường sẽ có trong thành phần loại thuốc sát khuẩn họng bacitracine dạng ngậm. Thêm nữa, trong thuốc có lysozyme giúp chống viêm, giảm phù nề hoặc có chứa tinh dầu bạc hà làm dịu phần cổ họng bị viêm, đau…

Một số nhóm thuốc cải thiện triệu chứng

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì để nhanh khỏi, có thể sử dụng các loại thuốc giúp giảm triệu chứng như:

Thuốc long đờm

Nhóm thuốc long đờm có thể kể đến như: eprazinon, carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol,…

Tác dụng: Làm giảm độ nhầy của đờm nhanh chóng giúp đờm dễ dàng được tống ra khỏi đường hô hấp.

Chống trị định: Người bị hen suyễn, suy nhược cơ thể, các bệnh nhân bị dị ứng với thành phần thuốc.

Lưu ý: Không lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều dẫn đến bệnh nặng hơn.

Thuốc chống phù nề, dị ứng

Người bệnh có thể sử dụng thuốc chống phù nề khi sưng đau cổ họng, khó nuốt, nghẹn họng,… Các loại thuốc chống phù nề, dị ứng: thuốc kháng igE, Leukotriene, thuốc kháng histamin H1, thuốc kháng histamin,…

Để phát huy tác dụng tốt nhất trong thành phần của nhóm thuốc này sẽ có corticoid và histamine, điều trị viêm, đau, viêm họng do dị ứng gây ra. Ngoài ra, khi bị viêm họng cấp, bà bầu có thể gặp triệu chứng sốt do viêm họng. Khi đó, cần theo dõi nhiệt độ cơ thể và có biện pháp xử lý kịp thời nếu nhiệt độ cao hơn 38,5 độ.

Bài thuốc đông y chữa bệnh từ nguyên nhân đến triệu chứng

Hiện nay, xu hướng chữa bệnh viêm họng bằng đông y ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi phương pháp này cho hiệu quả toàn diện và độ an toàn cao. Đối với mẹ bầu bị viêm họng, đây là 2 yếu tố vô cùng quan trọng khi lựa chọn phương pháp điều trị.

Một trong số ít bài thuốc đông y đáp ứng 2 tiêu chí kể trên được Đài truyền hình Việt Nam giới thiệu trong chương trình “Khỏe thật đơn giản: Bệnh viêm họng hạt” – VTV2 là bài thuốc gia truyền từ dòng họ Đỗ Minh. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – chuyên gia đông y về tai mũi họng, GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc, cố vấn y khoa các chương trình truyền hình sức khỏe của VTV, VTC, người kế thừa và hoàn thiện bài thuốc, bài thuốc này là phương pháp chữa bệnh tối ưu nhất cho mẹ bầu.

Qua hơn 150 năm lưu truyền, đến nay bài thuốc vẫn giữ nguyên cơ chế điều trị đó. Cùng với việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên sạch, lành tính, hiệu quả này lại càng được tăng lên. Theo đó, những vị nam dược làm thuốc đều được ươm trồng, thu hái từ 3 vườn thảo dược ở Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội), đáp ứng tiêu chuẩn GACP – WHO. Bài thuốc đảm bảo không gây tác dụng phụ hay kích ứng đối với mẹ bầu, điều này khắc phục được những hạn chế khi sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh viêm họng cho thai phụ.

Tuy thuốc dùng an toàn, thế nhưng, các chuyên gia khuyên thai phụ không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa thăm khám kỹ càng. Để có được liệu trình phù hợp nhất, mẹ bầu có thể liên hệ đến chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ qua SĐT: 0984 650 816/ 0932 088 186

“Đội ngũ lương y, bác sĩ tại nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường đều nhiệt tình và có tâm huyết với nghề. Lương y Đỗ Minh Tuấn – người thăm khám và điều trị bệnh trực tiếp cho tôi rất cẩn thận và chu đáo với bệnh nhân. Ông luôn theo sát toàn bộ quá trình điều trị bệnh của tôi tại nhà thuốc. Còn về không gian thì rộng rãi, sạch sẽ”, đó là lời đánh giá của DV Thanh Tú “cháo lòng”- Gặp nhau cuối tuần về chất lượng dịch vụ của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Không chỉ Dv Thanh Tú mà nhiều bệnh nhân khác cũng có cùng cảm nhận như vậy nên mọi người hãy yên tâm giao phó sức khỏe của mình cho phòng chẩn trị y học cổ truyền này.

Lưu ý gì khi dùng thuốc trị viêm họng cho bà bầu?

Để không phải đau đầu hay lo lắng về vấn đề bà bầu viêm họng uống thuốc gì, chị em nên biết cách bảo vệ sức khỏe đúng cách trong thai kỳ. Bà bầu khi mang thai cần chú ý:

Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày khoảng 1,5 – 2 lít nước (lượng nước tối thiểu cho cơ thể).

Giảm đau họng và nghẹt mũi bằng cách xông hơi, cũng có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe, thoát khí độc.

Dùng thêm các loại trà thảo mộc, giúp đào thải độc tố, làm dịu vùng cổ họng.

Sát khuẩn bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng và vệ sinh bằng nước muối sinh lý.

Người mẹ cần chú ý đến vấn đề này và bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu, nghỉ ngơi đầy đủ.

Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng vào mùa đông.

Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, thức uống quá lạnh.

Luôn sử dụng khẩu trang khi ra ngoài tránh khói bụi, hóa chất, dị nguyên gây kích ứng cổ họng (lông động vật, phấn hoa…).

Thường xuyên tập thể dục, đi bộ hoặc tập yoga.

Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc đã được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không thực hiện sai các chỉ dẫn từ bác sĩ.

Tái khám đúng định kỳ, khi bất cứ dấu hiệu ho nhiều phải đến gặp bác sĩ.

Trong khi sử dụng thuốc nếu gặp bất thường phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và nhận chỉ dẫn từ bác sĩ.

Bà Bầu Viêm Họng Uống Thuốc Gì An Toàn Nhất Cho Thai Nhi?

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì an toàn nhất có lẽ là thắc mắc của nhiều chị em. Bởi viêm họng là bệnh dễ gặp, thường xuất hiện nhiều nhất trong ba tháng đầu của thai kỳ. Bà bầu dùng thuốc gì, liều lượng ra sao cần phải được cân nhắc kỹ càng để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc và giữ an toàn cho thai nhi.

Bà bầu viêm họng uống thuốc gì?

Theo số liệu của một cuộc điều tra y tế, có tới hơn 70% bà bầu phải chịu sự tấn công của bệnh viêm họng. Do đó, bà bầu đau họng uống thuốc gì là lo lắng, thắc mắc của nhiều mẹ. Có 3 phương thức cơ bản điều trị chứng đau họng cho bà bầu đó là sử dụng mẹo dân gian, thuốc Tây y và bài thuốc Đông y.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng an toàn cho mẹ bầu

Một trong những câu trả lời cho câu hỏi: “Bà bầu viêm họng uống thuốc gì” là các bài thuốc dân gian. Mẹo dân gian sử dụng những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, lành tính và an toàn, cách thực hiện rất đơn giản.

1. Quất chưng đường phèn

Bài thuốc quất chưng với đường phèn khá quen thuộc với nhiều bệnh nhân bị viêm đau họng. Cách này có thể áp dụng cho mọi đối tượng, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Sử dụng hỗn hợp quất và đường phèn giúp làm giảm sưng viêm ở cổ họng, giảm đau họng, ho khan, ho có đờm,…

Chuẩn bị: Quả quất, đường phèn.

Cách thực hiện:

Chọn quả quất còn xanh, rửa sạch, cắt đôi hoặc thái lát, bỏ hạt.

Cho quất vào bát, thêm 2 thìa đường rồi trộn đều.

Đem hỗn hợp đi hấp cách thuỷ, đến khi quất chín, đường tan hết là được.

Mỗi lần dùng từ 1 – 2 thìa, nhai và nuốt cả cái, chia làm 3 lần sử dụng trong ngày.

2. Dùng nghệ giảm nhanh cơn đau họng

Nghệ là gia vị rất quen thuộc, thường được sử dụng bôi ngoài da nhằm chống nhiễm trùng, ngừa hình thành sẹo. Ít ai biết rằng loại củ này còn được các mẹ tin dùng làm thuốc để trị viêm họng trong thời gian bầu bí.

Nghệ chứa nhiều EGCG có tác dụng chống oxy hoá, sát khuẩn mạnh. Sử dụng nghệ giúp mẹ bầu giảm sưng viêm, bảo vệ các tế bào ở niêm mạc họng khỏi bị tổn thương.

Chuẩn bị: Bột nghệ.

Cách thực hiện:

Dùng ½ thìa bột nghệ nguyên chất hoà cùng 150ml nước ấm, khuấy đều.

Mỗi ngày uống một cốc nước bột nghệ để giảm nhanh các triệu chứng đau rát ở cổ họng.

3. Gừng chữa đau họng cho bà bầu

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giữ ấm cơ thể, làm dịu cổ họng. Gừng còn cung cấp nhiều hoạt chất gingerol và zingerone. Chúng có khả năng giảm đau, chống viêm, kích thích lưu thông máu đến chữa lành những tổn thương ở họng. Do vậy, nếu mẹ bầu đang tìm kiếm cách trị bệnh đau họng tại nhà thì bài thuốc từ gừng là gợi ý phù hợp.

Chuẩn bị: Gừng tươi, mật ong.

Cách thực hiện: Cách 1:

Gừng cạo sạch vỏ, băm nhỏ.

Đun khoảng 250ml nước sôi, cho 2 thìa gừng đã băm nhỏ vào.

Tiếp tục đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút là dùng được.

Bỏ bã lấy nước, có thể thêm một chút đường hoặc mật ong cho dễ uống, giảm bớt vị cay của gừng.

Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc cho đến khi hết hẳn đau họng.

Cách 2:

Cạo sạch vỏ gừng, giã nát một nhánh nhỏ, trộn với 4 thìa nước ấm.

Chắt lấy nước cốt, thêm vào 2 thìa mật ong và trộn đều.

Nuốt từ từ hỗn hợp gừng mật ong, mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần.

Lưu ý: Đối tượng không nên áp dụng cách này gồm bà bầu mắc bệnh máu khó đông, bị tiểu đường, có vấn đề về huyết áp.

4. Trà hoa cúc chữa viêm họng

Trà hoa cúc thường được biết đến với khả năng làm thư giãn các dây thần kinh, giúp mẹ bầu dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn được sử dụng như một loại thuốc giảm đau, kháng viêm.

Chuẩn bị: Hoa cúc khô, mật ong.

Cách thực hiện:

Đun một ấm nước sôi.

Lấy 2 thìa hoa cúc khô hoặc thay thế bằng trà túi lọc, bỏ vào cốc.

Thêm nước sôi và đậy kín nắp lại, để trong khoảng 15 phút.

Bỏ bã và thêm vào một ít mật ong, để nguội bớt rồi uống.

Mỗi ngày có thể uống từ 3 – 4 cốc, nên uống khi còn ấm, không cho thêm đá.

5. Ngậm trực tiếp chanh tươi

Cách này dễ thực hiện, giúp dưỡng chất từ quả chanh thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc cổ họng. Từ đó có tác dụng làm giảm sưng viêm và ức chế nhiễm trùng. Tuy nhiên, chanh có vị chua và hơi đắng. Nên khi ngậm có thể gây khó chịu, kết hợp với mật ong để tăng hương vị.

Chuẩn bị: Chanh tươi, muối.

Cách thực hiện:

Lấy 1 lát chanh tươi thẩm với một chút muối, ngậm trực tiếp và nuốt nước chanh.

Ngậm trong thời gian 10 phút, có thể nuốt hoặc nhả lát chanh.

Trường hợp dùng chanh với muối thấy khó chịu, có thể thay muối bằng mật ong.

Thuốc Tây chữa viêm họng dành cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ có thai là đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu. Mẹ bầu bị viêm họng sẽ có các triệu chứng như sốt, ho, đau rát họng, ngứa họng,… Vì vậy, không ít chị em băn khoăn đặt ra câu hỏi: “Bà bầu viêm họng uống thuốc gì để trị khỏi bệnh và an toàn cho em bé”. Tuy nhiên, mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm, thời kỳ này mẹ bầu thường được khuyến cáo nên hạn chế dùng thuốc.

Vì vậy, mẹ bầu cần đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định những đơn thuốc phù hợp. Tránh việc tự ý dùng thuốc, không những bệnh không khỏi mà còn ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của em bé. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng từng người mà bác sĩ kê đơn phù hợp, giúp giải đáp thắc mắc: “Bà bầu bị viêm họng nên uống thuốc gì”.

Thuốc chữa nguyên nhân

Viêm họng có thể do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Vì vậy, “Bà bầu viêm họng uống thuốc gì” còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân, trong đó 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến là:

Nhiễm virus: Trường hợp bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm họng do virus không cần dùng kháng sinh, chỉ cần dùng thuốc giảm triệu chứng như sốt, ho, đau họng,… Nên sử dụng Paracetamol. Liều dùng 2 viên một ngày, cách nhau khoảng 4 – 6 giờ cho loại 325 – 650mg, với loại 500mg dùng 3 viên/ngày.

Nhiễm vi khuẩn: Nếu bệnh nhân bị viêm họng do vi khuẩn, các nhóm thuốc sau có thể được chỉ định:

Nhóm thuốc Beta lactam: Penicillin, ampicilin, amoxicillin, cephalosporin… Các loại thuốc nhóm này có thể tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn. Ngoài ra còn làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn.

Nhóm kháng sinh macrolid: Gồm erythromycin, spirammycin, azithromycin. Các loại này ít có độc tính và dung nạp tốt. Tuy nhiên, một số biểu hiện do tác dụng phụ gây ra có thể gặp như rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da.

Viên ngậm: Ở giai đoạn đầu của bệnh có thể dụng một vài loại viên ngậm như lysopaine, mekotricin, benzocain, papain… Viên ngậm dễ sử dụng và an toàn hơn đối với mẹ bầu.

Lưu ý: Không được sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm có chất aspirin cho phụ nữ mang thai.

Nhóm thuốc chữa triệu chứng

Một số loại thuốc điều trị triệu chứng viêm họng được đánh giá là an toàn với bà bầu gồm:

Thuốc long đờm: Eprazinon, carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm độ nhầy của đờm, giúp đờm dễ dàng bị tống ra khỏi họng. Với mẹ bầu bị hen suyễn, suy nhược cơ thể, dị ứng với thành phần thuốc thì không được sử dụng.

Thuốc chống phù nề, dị ứng: Đây cũng là đáp án cho câu hỏi: “Bà bầu viêm họng uống thuốc gì”, chúng gồm thuốc kháng igE, Leukotriene, thuốc kháng histamin H1, thuốc kháng histamin,… Mẹ bầu khi có triệu chứng sưng đau cổ họng, khó nuốt, nghẹn họng có thể sử dụng các loại thuốc này.

Bài thuốc Đông y trị viêm họng cho mẹ bầu

Bài thuốc Đông y là câu trả lời thích đáng cho câu hỏi: “Bà bầu viêm họng uống thuốc gì?”. Các dược liệu Đông y được đánh giá cao bởi độ an toàn, sử dụng thảo dược tự nhiên. Trong đó cả các vị thuốc an thai, hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đáng nói, áp dụng bài thuốc Đông y trong thời gian dài còn có khả năng làm tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu.

Bài thuốc số 1: Thể khí hư

Người bệnh bị viêm họng thể khí hư có biểu hiện cổ họng khô, hơi sưng. Bên cạnh đó còn kèm theo tình trạng đau nhức, nuốt nước bọt càng đau hơn. Bệnh gây khó khăn cho việc ăn uống, cảm giác đau thường nhiều lên về lúc gần trưa. Cơ thể mệt mỏi, tay chân mềm nhão, đại tiện phân lỏng và mạch hư nhược.

Nguyên liệu: Thăm ma 12gr, nhân sâm 12gr, trần bì 12gr, đương quy 12gr, sài hồ 12gr, thiên hoa phấn 12gr, bạch truật 12gr, hoàng kỳ 24gr, cam thảo 10gr.

Cách thực hiện:

Cho các vị thuốc vào ấm, thêm 1,8 lít nước rồi cho lên bếp đun.

Đun khi sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun cho đến khi còn 200ml nước, thì tắt bếp.

Chắt lấy nước, chia làm 5 lần uống/ngày.

Bài thuốc số 2: Thể thận âm hư cảm nhiễm ngoại từ

Triệu chứng đặc trưng là người bệnh thường xuyên cảm thấy nóng rát, khó chịu ở yết hầu. Cảm giác đau khi nuốt nước bọt, trong người luôn thấy phiền muộn, háo khát, ăn uống nghẹn và khó nuốt. Các biểu hiện kèm theo như đau lưng, ù tai, tiểu tiện vàng, đại tiện táo. Bên cạnh đó, khi khám thấy rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

Nguyên liệu: Ngưu tất 12gr, tri mẫu 12gr, sinh địa 20gr, mạch môn đông 16gr, sinh thạch cao 24gr.

Cách thực hiện:

Đem sắc thuốc với 1,8 lít nước, đun trên lửa nhỏ cho đến khi thu được 150ml nước.

Chắt lấy phần nước, uống làm 5 lần/ngày.

Bài thuốc số 3: Thể tỳ hư can uất

Bệnh nhân viêm họng ở thể này có biểu hiện cổ họng khô, hơi sưng và có cảm giác đau. Tình trạng đau tăng lên khi nuốt nước bọt, khi ăn uống thường bị đau nghẹn và khó nuốt. Có trường hợp người bệnh bị đau ở 2 bên mạn sườn, cổ họng nóng lên, lợm giọng, buồn nôn. Bệnh gây ra tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém tiêu, đại tiện bất thường.

Nguyên liệu: Nhân sâm 8gr, cam thảo 8gr, bạc hà 8gr, viễn chí 8gr, mộc hương 4gr, sài hồ 10gr, đương quy 10gr, thược dược 10gr, phục thần 12gr, bạch truật 12gr, long nhãn đục 12gr, hoàng kỳ 12gr, toan táo nhân 12gr.

Cách thực hiện:

Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, thêm 1,5 lít nước.

Đem đun trên lửa nhỏ, đến khi thu được 250ml nước thì tắt bếp.

Chắt bỏ bã, lấy nước dùng uống 5 lần/ngày.

Một số lưu ý giúp bà bầu loại bỏ nhanh triệu chứng viêm họng

Uống nhiều nước, tối thiểu 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp cổ họng không bị khô, cơ thể thải độc tốt hơn. Hơn nữa bà bầu có nhu cầu nước nhiều hơn bình thường.

Sử dụng cách xông hơi giúp giảm đau họng và nghẹt mũi, giúp tăng cường sức khoẻ và thoát khí độc.

Thường xuyên dùng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng, súc họng. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn.

Tham khảo kỹ thực đơn cho người mắc bệnh mũi họng, để nhận biết đau họng nên ăn gì, kiêng gì. Từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ họng, đặc biệt vào mùa đông, lúc giao mùa.

Đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh khói bụi, hóa chất, dị nguyên gây kích ứng cổ họng như phấn hoa, lông động vật,…

Thường xuyên tập thể dụng nhẹ nhàng như đi bộ, yoga.

Thực hiện đúng chỉ dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng, không lạm dụng thuốc.

Thăm khám khi có biểu hiện của bệnh, tái khám đúng định kỳ.

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào cần đến cơ sở y tế ngay.

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Mẹo Chữa Viêm Họng Cho Bà Bầu Nhanh Và An Toàn Nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!