Bạn đang xem bài viết 4 Món Chè Vừa Ngon Vừa Bổ, Mẹ Bầu Ăn Vào Giúp Nước Ối Trong Vắt, Bồi Bổ Sức Khỏe ~ Ẩm Thực Thông Thái được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Chè đỗ đen
Đỗ đen là loại thực phẩm giàu protein nhưng lại ít chất béo nên giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng, giảm đói nhưng lại không làm tăng cân. Ngoài ra, folate và vitamin B có trong đỗ đen là hai loại khoáng chất rất cần thiết cho thai phụ – giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở não, dây thần kinh xương sống của thai nhi.
Nguyên liệu:
500gr đỗ đen
150gr đường
1 thìa nhỏ muối
Nước cốt dừa
Dừa bào sợi
Thạnh đen
Dầu chuối
Cách làm:
Đỗ đen đem rửa sạch, ngâm khoảng 4-5 giờ. Sau đó cho đỗ đen vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt đỗ. Đun sôi, giảm lửa dần cho đến khi đỗ đen mềm thì tắt bếp.
Cho đường vào đun nhỏ nước và quấy đều tay cho đường nhanh tan. Sau đó tắt bếp, để 15-20 phút cho đỗ ngấm đường.
Tiếp tục bắt nồi lên bếp đun nhỏ lửa và cho thêm nước nếu cần thiết. Đun đến khi nếm thử vừa miệng là được. Cách nấu thật đơn giản phải không các mẹ. Thế là bạn đã có những ly chè mát lạnh để cả nhà cùng thưởng thức rồi!
2. Chè vừng đen với bột sắn dây
Trong hạt vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic rất cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ diễn ra được thuận lợi hơn. Chè vừng đen khi kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, giúp các mẹ bầu khỏe đẹp mỗi ngày.
Nguyên liệu:
Vừng đen: 100g
Bột nếp: 50g
Bột sắn dây: 1 thìa cà phê
Sữa tươi: 10ml
Đường: 100g
Cách làm:
Nhặt sạch sạn rồi cho vừng đen lên chảo rang thơm, khi nào thấy vừng nổ tách tách đều tức là đã chín. Để mè nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn.
Cho bột gạo nếp lên chảo rang, để nhỏ lửa và đảo đều tay cho đến khi hạt gạo vàng thơm thì tắt bếp, để nguội rồi cũng mang xay hoặc giã. Sau đó, mẹ cho bột sắn dây vào 1 chiếc bát và hòa cho tan.
Khi nấu mẹ chỉ nên cho 1 thìa bột nếp, 1 thìa bột sắn dây, 2 thìa vừng đen, 2 thìa đường và 1 bát tô nước.
Cho xoong lên bếp, vừa đun vừa dùng đũa quấy theo chiều kim đồng hồ để không bị khê cháy. Mẹ đun cho đến khi nào nước không còn màu trắng nữa, chuyển sang màu đen hoàn toàn là xong.
3. Chè khoai lang đậu xanh
Khoai lang vốn là thực phẩm bổ dưỡng giúp mẹ bầu đỡ ốm nghén và giúp thai nhi phát triển chất xám tốt hơn. Khi kết hợp với đậu xanh, đây sẽ là món chè siêu bổ với các bà bầu:
Nguyên liệu:
2 củ khoai lang
100gr đậu xanh không vỏ
20gr bột báng
400ml nước cốt dừa
250gr đường trắng
1/4 thìa cà phê muối
Cách làm:
Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Tiếp đó cho thêm 2 thìa cà phê đường, 1/4 thìa cà phê muối vào ướp với khoai lang cho thêm đậm đà.
Đậu xanh không vỏ đem ngâm trong nước khoảng 3 giờ cho nở ra. Mẹ đãi bỏ hạt thối, sạn, bụi bẩn, sau đó đem đổ vào nồi. Thêm 1,5 lít nước và đun cho đến khi đậu chín mềm thì đổ bột báng vào.
Sau khi sôi, mẹ hãy vặn lửa nhỏ rồi đun thêm 15 phút nữa thì cho thêm khoai lang và số đường còn lại vào. Có thể thêm hoặc bớt đường tùy khẩu vị. Đến khi thấy khoai lang đã chín mềm thì đổ thêm nước cốt dừa vào đun cho chè hơi sôi là được.
4. Chè đậu đỏ
Nguyên liệu:
300g đậu đỏ
250g đường cát trắng
10g bột đao hoặc bột sắn dây
1 lon nước cốt dừa.
Cách làm
Cho đậu vào nồi áp suất, cho vào khoảng 1 lít nước rồi cho thêm một chút xíu muối, rồi đun khoảng 30-40 phút.
Các Món Ăn Bổ Dưỡng Cho Bà Bầu Ngon Mẹ, Khỏe Con
Lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng mách mẹ một số bài thuốc dinh dưỡng Y học cổ truyền là các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu có công dụng giúp dưỡng thai an toàn, khỏe mạnh.
“Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Nhà khoa học – Lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam.”
Theo Lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng, lúc phụ nữ mang thai, huyết phải tập trung để nuôi thai. Ở phụ nữ huyết thường không đủ, khí thường có dư, nay huyết lại được tập trung để nuôi thai nên càng thiếu. Huyết thiếu dễ thương âm, âm hư sẽ sinh nội nhiệt.
Lúc này, người phụ nữ có nhiều thay đổi vì vậy dễ có bệnh. Bệnh lúc này vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bệnh thai sản có nhiều loại như: Nôn mửa khi có thai (ác trở), đau bụng khi có thai, đái khó (tử lâm), phù khi có thai (tử thũng), sản giật (tử sản), động thai ra huyết (thai lậu), sẩy thai, đẻ non (tiểu sản), thai lưu, đẻ khó…
1. Dưỡng thai từ Ngải cứu và Trứng gà
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, hơi cay, mùi hắc, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng làm tan hàn thấp, ôn bào cung, cầm máu, an thai, thông kinh, sát trùng, giảm đau. Ngải cứu vừa là thực phẩm được sử dụng trong nhiều món ăn vừa là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Bộ phận dùng để ăn và làm vị thuốc thường là lá.
Đối với phụ có thai có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với trứng gà để ôn kinh, an thai dùng cho những thai phụ có các biểu hiện của chứng hư hàn như sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau, mỏi gối, hay hồi hộp, khó thở, chán ăn, đại tiện loãng, dễ sảy thai, âm đạo ra huyết lượng ít sắc nhợt…
Cách chế biến món ăn bài thuốc này rất đơn giản: Dùng 20g ngải cứu rửa sạch với 2 quả trứng gà luộc bóc bỏ vỏ, sau đó cho ngải cứu và trứng gà vào nồi đổ thêm nước đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa đun tiếp chừng 1-2 giờ là được, thêm gia vị vừa ăn.
2. Dưỡng thai từ cá diếc
Theo Lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng, cá diếc (tức ngư) là loại cá đồng được làm thực phẩm trong các gia đình. Ngoài ra cá Diếc còn được biết đến là loại cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó được dùng làm thực phẩm để tẩm bổ cho phụ nữ mang thai với tác dụng kiện tỳ hành khí, hòa vị, chỉ ẩu. Các thai phụ có các triệu chứng buồn nôn, ăn kém, chậm tiêu, ngực bụng đầy chướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhớt đều dùng rất tốt.
Thịt cá diếc vị ngọt, tính ấm, không độc, nấu với rau Rút làm canh ăn chữa dạ dày bất ổn, biếng ăn, nấu với Ngũ vị tử hạ khí ấm bụng, chữa hư yếu, nấu với đậu đỏ tiêu phù thũng. Trong các loại cá chỉ có cá diếc là tốt với tất cả mọi người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và sau sinh đẻ.
Cách chế biến: Dùng 2 con cá diếc mổ bụng rửa sạch, bỏ hết nội tạng cùng với 15g tía tô, 6g sa nhân và 6 lát gừng tươi, cho vào nồi đổ thêm nước hầm nhừ tầm 2-3 giờ là dùng được. Mẹ bầu nên nêm gia vị cho vừa ăn, chia làm vài phần sử dụng trong ngày.
Dưỡng thai từ cá diếc.
3. Cháo hầm bồ câu
Thịt chim bồ câu rất giàu dinh dưỡng lại vô cùng thơm ngon, dễ hấp thu và dễ tiêu hóa hơn các loại thịt gia cầm khác vì vậy rất thích hợp với phụ nữ mang thai. Trong thịt chim bồ câu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể như canxi, sắt, lipit; đặc biệt hàm lượng chất đạm (protein) có trong thịt bồ câu chiếm hơn 22% nhưng lượng chất béo (cholesterol) lại rất thấp, chỉ có 6% nên mẹ bầu có thể yên tâm tẩm bổ mà không phải lo lắng việc ăn quá nhiều cháo hầm bồ câu gây tăng cân quá nhiều.
Lương y Sáng cho rằng, từ lâu người ra đã coi thịt chim bồ câu là một trong nhiều món ăn dưỡng thai rất tốt. Ngoài nấu cháo, chị em có thể hầm bồ câu cùng hạt sen, đậu xanh, tổ yến để đa dạng thực đơn.
4. Cháo cá chép
Cháo cá chép là một trong số các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu quen thuộc từ ngàn xưa. Thực tế thấy rằng, thịt cá chép ngon, tính bình có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, an thai, thông sữa, hạ khí, tốt cho hệ tiêu hóa, bớt ho suyễn, chữa mẩn ngứa….
Đặc biệt, với bà bầu và sản phụ sau sinh cháo cá chép được biết đến nhiều là món ăn an thai, lợi sữa. Quan niệm dân gian cho rằng, trong thai kì bà bầu ăn cháo cá chép thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con thông minh, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Vì trong thịt cá chép có nhiều protein và các axit amin, chất béo cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Thịt cá chép ngon, tính bình có tác dụng lợi tểu tiện, tiêu phù thũng, an thai, thông sữa, hạ khí, bớt ho suyễn.
“Một số bà mẹ mang thai thời kì đầu thường lựa chọn cháo cá chép để bổ sung dinh dưỡng đồng thời đề phòng tình trạng động thai. Ngược lại, ở giai đoạn gần cuối thai kì, cháo cá chép kết hợp với gừng và đậu đỏ lại có tác dụng giảm tình trạng tê phù chân tay và lợi tiểu cho mẹ bầu khi sát ngày sinh” – Lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng phân tích.
Cháo cá ngày càng trở nên phổ biến trong thực đơn của bà bầu.
5. Gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc
Đây là món ăn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn lại rất quý và vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt thích hợp với mẹ bầu đang mang thai những tháng đầu, bị ốm nghén và các chứng hư tổn.
Vì sao gà ác hầm hạt sen và thuốc bắc lại là một trong các món ăn bổ dưỡng cho bà bầu? Bởi thịt gà ác có thành phần dinh dưỡng cao gồm protein, các chất béo có lợi, chất khoáng… khi được nấu cùng các vị thuốc bắc như nhân sâm, táo đỏ, kỷ tử, ý dĩ, hoài sơn… có công dụng chữa chán ăn, suy nhược cơ thể, bổ máu.
Ngoài ra, việc kết hợp gà ác cùng hạt sen giúp mẹ bầu chữa mất ngủ, an thần rất tốt. Đây chính là món ăn thuốc vô cùng bổ dưỡng dành cho phụ nữ mang thai.
6. Dưỡng thai từ rau má trứng gà
Là một món ăn bài thuốc dưỡng thai, làm cho mẹ khỏe, con khi ra đời ít bị mụn nhọt, rôm sảy.
Cách chế biến: Rau má 01 nắm (giã dập nát), Gừng tươi 03 lát mỏng, đun sôi, chắt lấy 01 cốc, đập một lòng đỏ trứng gà, khuấy đều, uống ấm (lúc đói), tuần 03 lần.
Rau má không quá khó để tìm mua – đây là vị thuốc cực mát.
Rau má vị đắng, hơi ngọt, vào can, tỳ, vị, thanh nhiệt, giải độc, chữa bụng xôn xao, nóng ruột, nhiệt uất, chán ăn, trẻ em cam nhiệt, tiện táo.
Lương y Bùi Đắc Sáng nhấn mạnh, trứng gà là thực phẩm phổ biến trong gia đình vì trong trứng gà gần như chứa đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho cơ thể và sức khỏe.
Mách Bạn Cách Làm Sữa Hạt Cho Bé Vừa Bổ Vừa Ngon Và An Toàn
Sữa đậu hà lan, đậu đỏ và đường thốt nốt
Chuẩn bị: đậu đỏ, đậu hà lan tỉ lệ 1:1 và đường thốt nốt.
Đầu tiên bạn cần ngâm cả hai loại đậu qua đêm. Ngâm xong thì phải rửa kĩ lại với nước sạch. Đun sôi nước rồi cho cả hai loại vào để luộc chín. Luộc xong cần vớt ra rổ, để ráo nước và đợi nguội thì xay nhuyễn. Tiếp túc lọc qua rây để loại bỏ phần bã hạt. Vậy là bạn đã có phần sữa thực vật cho bé. Nếu muốn tạo vị ngọt, vị thơm cho món sữa hạt cho bé thì bạn nên thêm một chút đường thốt nốt.
Sữa hạt cho bé: Sữa hạt sen, khoai lang mật
Chuẩn bị: hạt sen và khoai lang mật.
Bạn cần ngâm hạt sen tối thiểu 45 phút và tối đa 60 phút trước khi nấu. Khoai lang thì phải rửa sạch cho hết bùn đất, gọt sạch lớp vỏ bên ngoài. Sau đó bạn thái khoai thành những khoanh nhỏ, càng nhỏ càng dễ nghiền. Tiếp tục đun sôi hạt sen với một lít nước, đun như vậy mười lăm phút thì cho khoai lang vào đun cùng.
Bạn đừng đun đến khi quá chín mà chỉ cần hơi mềm là có thể tắt bếp được rồi. Xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước là được.
Cách làm sữa hạt óc chó cho bé
Chuẩn bị: gạo lứt đỏ, hạt óc chó, đường thốt nốt.
Lưu ý không vo gạo lứt mà chỉ nên rửa gạo với nước sạch. Lý do rất đơn giản, việc vo gạo sẽ khiến gạo lứt không giữ được độ mát. Sau khi rửa gạo thì cần để ráo nước và rang kĩ đến khi gạo dậy mùi thơm.
Đổ khoảng 0,5-0,7 lít nước sôi vào phần gạo đã rang, sau đó khuấy nhẹ và tiếp tục đun sôi hỗn hợp này. Khi nào bạn thấy hạt gạo đã chín nhừ là có thể tắt bếp.
Đợi nồi gạo lứt nguội hẳn thì bạn xay nhuyễn, lọc qua rây để lấy phần nước thôi. Trộn hai loại nước với nhau rồi tiếp tục đun lửa nhỏ để sôi nhẹ. Đợi nguội rồi lọc qua rây một lần nữa cho chắc bạn nha . Bạn có thể thêm đường thốt nốt vào cho ngọt ngào hơn.
Cách làm sữa từ các loại hạt cho bé: Sữa yến mạch, bí đỏ, hạt sen, hạt điều, đường thốt nốt
Chuẩn bị: bí đỏ, yến mạch, hạt sen, hạt điều, nước lọc, đường thốt nốt.
Làm sạch hạt sen, cắt bí đỏ thành những miếng nhỏ rồi đun cả hai chung một nồi đến khi chín nhừ thì tắt bếp. Rang yến mạch đến khi dậy mùi thơm, bóc vỏ hạt điều. Sau đó cho yến mạch và hạt điều vào nồi đang đun hạt sen, bí đỏ, có thể đun 3 phút rồi tắt bếp.
Cứ để nồi như vậy đến khi nguội thì xay nhuyễn hạt, đừng quên lọc rây lấy nước nha. Sữa hạt thích hợp để đựng trong chai thủy tinh và có thể bảo quản trong vài ngày.
Cách làm sữa từ các loại hạt: Sữa hạt sen, bí ngô
Chuẩn bị: dứa, kỷ tử, bí ứng, hạt sen, bí ngô, nước.
Sữa bí đỏ, hạt sen, macca, đường thốt nốt
Chuẩn bị: hạt sen, hạt mắc ca, nước, bí đỏ.
Ngâm nước 1 tiếng và rửa sạch hạt sen, cho hạt sen vào nồi đun. Đợi hạt sen bắt đầu sôi thì bạn thả bí đỏ đã xắt miếng nhỏ vào đun cùng. Đun đến khi cả hai trở nên chín và bở là được. Tiếp túc bỏ vỏ hạt mắc ca, thả vào nồi đang đun hạt sen, bí đỏ.
Đến khi nồi nguội thì bạn cho vào máy để xay và lọc qua rây lấy nước.
Cách làm sữa hạt cho bé: Sữa yến mạch , xoài, đường thốt nốt
Chuẩn bị: xoài chín, yến mạch, nước, đường thốt nốt.
Bà Bầu Nên Ăn Quả Gì Vừa Khỏe Cho Mẹ Vừa Tốt Cho Con?
Như bạn biết đấy, hoa quả tươi là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Các vitamin và khoáng chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như là sức khoẻ của người mẹ. Điển hình như:
Beta – carotene tiền chất của vitamin A: Đây là một trong những dưỡng chất quan trọng hỗ trợ sự phát triển của thị giác, các mô tế bào cho thai nhi.
Axit folic: Chất dinh dưỡng này sẽ giúp cho thai nhi có thể ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Vitamin C: Giúp tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu sắt.
Chất xơ: có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, tránh tình trạng táo bón thai kỳ.
Bà bầu nên ăn quả gì? Biết rằng trái cây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng chọn đúng loại hoa quả, liều lượng cho mẹ bầu bổ sung trong thời kỳ mang thai là điều rất quan trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những loại hoa quả rất tốt cho thai kỳ là:
Lựu là trái cây bà bầu nên ăn
Được biết đến là một loại quả có công dụng giúp làm đẹp da và hỗ trợ ngăn ngừa rạn da thì lựu còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bầu ăn lựu khi đang mang thai sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho hệ xương của cả mẹ và bé.
Chuối chín
Bà bầu nên ăn quả gì có ích cho sức khỏe? Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu không thể tránh khỏi tình trạng chuột rút và phù nề, ăn chuối chín sẽ giúp bổ sung nhiều kali và làm giảm tình trạng này. Ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày sẽ cung cấp cho mẹ bầu nguồn năng lượng dồi dào vì trong chuối có chứa nhiều thành phần đường tự nhiên.
Kiwi là trái cây mẹ bầu cần ăn
Đừng thấy Kiwi nhỏ nhưng thật sự thì nó có võ đấy. Nếu hỏi ăn quả gì tốt cho bà bầu thì Kiwi là đáp án đầu tiên được nhắc đến. Một quả kiwi chưa tới 80 dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, có hàm lượng axit folic cao gấp 10 lần so với táo giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, tăng cường phát triển hệ thần kinh cho thai nhi. Bên cạnh đó, Kiwi cũng chứa hàm lượng chất xơ cao cùng vitamin C giúp ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch.
Bơ không thể thiếu trong danh sách bà bầu nên ăn quả gì
Thành phần của bơ chứa nhiều vitamin A, vitamin E, vitamin B6, và folate giúp mẹ bầu có một hệ miễn dịch tốt cũng như là ngăn ngừa dị tật thai nhi. Bơ còn hỗ trợ tiêu hoá, hỗ trợ duy trì mức cholesterol và đường trong cơ thể người mẹ.
Mách mẹ: Bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè?
Ngoài những loại quả được các chuyên gia khuyên dùng trong thời kỳ mang thai kể trên thì vào mùa nắng nóng, mẹ bầu cũng cần bổ sung một số quả vừa để giải nhiệt vừa giúp con mình khỏe mạnh. Vậy bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè?
Nho
Nho không chỉ là loại quả được nhiều người yêu thích, trong thời kỳ mang thai ăn nho còn giúp bạn “gặt hái” được vô vàn lợi ích như: Tăng cường sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, phòng ngừa thiếu máu, tăng sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện tiêu hoá, tăng cường chức năng thận, giảm phù nề.
Danh sách ” Bà bầu nên ăn quả gì?” không thể thiếu nho vì loại quả này không chỉ giúp ngày hè của mẹ bầu bớt nóng, mà còn bổ sung thêm lượng lớn vitamin cùng khoáng chất như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1, beta-carotene, phốt-pho, magiê và axit folic.
Dâu tây
Những trái dâu đỏ mọng xinh xắn không chỉ không có ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu mà còn mang đến nhiều lợi ích như: Hàm lượng cao vitamin C và axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi, tăng cường hệ miễn dịch, và hạn chế khả năng sinh non.
Bà bầu nên ăn quả gì? – Mẹ bầu có thể bổ sung chanh tươi
Chanh hay cam đều là những loại quả rất quen thuộc mà chắc hẳn mỗi căn bếp Việt đều có. Trong thành phần của chanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhất là bà bầu như: Canxi, vitamin nhóm B, polate, phốt pho, magiê, axit pantothenic và hàm lượng cao vitamin C.
Ngoài tác dụng giúp bà bầu giải nhiệt ngày hè thì nước chanh tươi còn giúp giải độc cơ thể, ổn định huyết áp, giảm tình trạng ốm nghén, và tăng khả năng miễn dịch cho cả mẹ và bé.
Giải pháp khi mang thai vừa khỏe cho mẹ vừa tốt cho con
Trong thời gian mang thai, ngoài việc bổ sung những dưỡng chất qua các loại hoa quả thì mẹ bầu còn có thể bồi bổ bằng cách bổ sung thêm một số món ăn được chế biến từ yến sào. Trong thành phần yến sào chứa nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm với các loại vitamin, 18 axit amin và nhiều protein, với các chất khoáng như Mg, Sắt, Kẽm… là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu và thai nhi. Vậy nên các món ăn từ yến sẽ rất có ích cho sức khỏe của người mẹ cùng sự phát triển của thai nhi.
Nếu điều bạn ngại vì chế biến yến rất mất thời gian, công sức thì bạn hoàn toàn yên tâm khi ngoài sản phẩm Yến Thô, Tổ Yến Làm Sạch thì hiện nay đã có sản phẩm yến chưng tươi Thượng Yến. Không cần mất nhiều thời gian và bạn đã có ngay món ăn bổ dưỡng, chỉ cần bật nắp và dùng ngay thôi. Chỉ sau 2 giờ đặt hàng, bạn sẽ nhận được những chai yến chưng nóng hổi được chưng thủ công từ 100% yến nguyên chất, không hề có chất bảo quản, sợi yến dai ngon mềm dẻo và có 12 vị để bạn thay đổi mỗi ngày.
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Món Chè Vừa Ngon Vừa Bổ, Mẹ Bầu Ăn Vào Giúp Nước Ối Trong Vắt, Bồi Bổ Sức Khỏe ~ Ẩm Thực Thông Thái trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!