Xu Hướng 6/2023 # 4 Bộ Phận Trên Cơ Thể Mẹ Càng Xấu Xí Chứng Tỏ Thai Nhi Càng Khỏe Mạnh # Top 10 View | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 4 Bộ Phận Trên Cơ Thể Mẹ Càng Xấu Xí Chứng Tỏ Thai Nhi Càng Khỏe Mạnh # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết 4 Bộ Phận Trên Cơ Thể Mẹ Càng Xấu Xí Chứng Tỏ Thai Nhi Càng Khỏe Mạnh được cập nhật mới nhất trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Không ít bà mẹ chia sẻ trước khi bầu bí cơ thể họ rất trắng mịn, hồng hào nhưng ngay từ tháng thứ 2-3 thai kỳ đã nhận thấy những thay đổi về sắc tố da. Vậy tại sao da bà bầu lại trở nên thâm đen, nám sạm hơn?

Nám da khi mang thai là một hiện tượng khá phổ biến và không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi hormone khiến nồng độ progesterone tăng lên để bảo vệ thai nhi, gây ra sự thay đổi chức năng nội tiết của cơ thể.

Thông thường, sau sinh con 3 tháng, hiện tượng này sẽ giảm dần và đến khoảng 1 năm sau sinh, nám da sẽ biến mất hoàn toàn, trả lại làn da bình thường cho chị em.

Mặc dù xấu xí và không được ưa nhìn nhưng nếu mang thai mẹ nhận thấy những bộ phận này chuyển sang màu thâm đen thì xin chúc mừng vì đây là một tín hiệu báo thai kỳ của mẹ đang phát triển bình thường, em bé trong bụng cũng đang khỏe mạnh và phát triển tốt.

Vùng da nách thâm đen

 

Tình trạng này xảy ra rất thường xuyên đối với các mẹ bầu khiến chị em luôn tự ti. Nguyên nhân là bởi trong thời gian mang thai, nội tiết tố progesterone sẽ khiến vùng nách của hầu hết các mẹ bầu bị thâm đen đi đáng kể.

Tuy nhiên mẹ chỉ cần chịu đựng một vài tháng, lượng progesterone tăng lên đồng nghĩa với việc thai kỳ khỏe mạnh và đang phát triển bình thường. Ngay sau khi mẹ sinh em bé, da vùng nách sẽ dần trở lại sắc tố bình thường nhưng sẽ cần thời gian ở mỗi bà mẹ là khác nhau.

Đường sọc đen trên bụng

 

Không chỉ xuất hiện vết kẻ sọc giữa bụng, những vết rạn da, mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải triệu chứng da bụng thâm đen hơn.

Nhiều bà mẹ còn phải đối mặt với những vết rạn da thâm tím rất mất thẩm mỹ. Để giảm tình trạng rạn da, bà bầu nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Có một điều đáng buốn là những vết rạn da thâm tím sẽ rất khó mờ đi sau khi sinh nở.

Quầng ngực thâm đen

 

Ngực thâm đen là một trong những dấu hiệu sớm phát hiện có thai và cũng là hiện tượng đi theo mẹ bầu suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do estrgen tăng lên ngay từ khi thai làm tổ trong tử cung. Hormone này đã khiến ngực mẹ bầu phát triển kích thước đáng kể để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ và đồng thời các tuyến sữa ở ngực cũng phát triển nhanh khiến đầu ngực sưng và thâm lại.

Không những vậy, các mạch máu trên bầu ngực hiện rõ hơn và bầu ngực mẹ cũng căng ra khi mang thai do các mạch máu hoạt động hết công suất, cơ thể mẹ cần cung cấp máu nhiều hơn 1,5 lần so với bình thường.

Da mặt thâm nám

 

Vào khoảng tháng thứ 3-5 thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy những dấu hiệu bị nám da, sạm da, tàn nhang. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone thai kỳ, đồng thời bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng này.

Mẹ sẽ nhận thấy tình trạng này nặng nề hơn với vùng da dưới mặt nhưng đừng lo lắng bởi đây chỉ là tác dụng phụ của việc mang thai. Mẹ bầu vẫn nên dưỡng da bằng các sản phẩm an toàn dành cho bà bầu và một tin mừng là sau sinh nở một thời gian, triệu chứng này sẽ giảm dần rồi biến mất.

5 Loại Sữa Càng Uống Càng Giảm Cân

Sữa tươi là một trong những thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Ngoài việc cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp làm đẹp và chống lão hóa, sữa tươi không đường còn có khả năng giảm cân hiệu quả. Sữa tươi chứa nhiều canxi và các hợp chất quý có thể nhanh chóng hạn chế cảm giác thèm ăn. Hơn thế, sữa tươi không đường còn tạo cơ hội để cơ thể đốt cháy lượng mỡ và calo dư thừa. Chính vì thế, sử dụng sữa tươi không đường để giảm cân là một trong những cách nhanh nhất để bạn tìm lại vóc dáng mong muốn.

2. Sữa hạnh nhân

Trong hạnh nhân có chứa rất nhiều chất béo lành mạnh có tác dụng đốt cháy mỡ thừa cực nhanh đồng thời giảm sự tích trữ mỡ thừa trong cơ thể. Do đó, uống sữa hạnh nhân vào mỗi sáng không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn đem lại tinh thần thoải mái, ít lo lắng, phiền muộn. Đây cũng là món sữa cực kỳ tốt để các bà mẹ giảm cân sau sinh.

3. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là thức uống tuyệt vời giúp giảm cân đều đặn. Trong sữa đậu nành có chứa rất nhiều đạm nên khi uống sữa vào trước các bữa ăn, bạn sẽ no ngay lập tức. Cơn thèm ăn không còn từ đó bạn dễ dàng cắt giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, sữa đậu nành còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cũng như giúp làn da được mịn đẹp hơn.

4. Sữa yến mạch

Bột yến mạch là thành phần để chế biến món ăn dành cho người giảm cân, ăn kiêng. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu protein và nhiều chất xơ, bột yến mạch có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, tạo cảm giác no nhanh. Vì thế, bạn có thể sử dụng yến mạch để làm sữa uống mỗi ngày, giúp cơ thể gọn gàng hơn.

Cách làm: Bạn cho 1 thìa lớn yến mạch cán mỏng vào bát, đổ vào 500ml nước sôi, ngâm tầm 15 phút đến khi yến mạch nở bung ra (nếu thấy ít nước, bạn có thể cho thêm). Sau đó, đổ vào 1 cốc sữa tươi không đường. Tiếp theo, cho 2 gói đường ăn kiêng. Cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay tầm 1 phút. Như vậy bạn đã có 1 li sữa yến mạch thơm ngon. Đổ ra cốc dùng luôn hoặc có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

5. Sữa dê

Sữa dê chứa nhiều chất béo có lợi cho cơ thể, vừa giúp đẹp da, vừa giúp đẩy lùi những chất béo có hại, ngăn ngừa quá trình tích trữ mỡ thừa. Sữa dê nguyên chất có vị hơi mặn, nên có thể dùng trong bữa ăn chính. Bạn hãy uống một ly sữa dê ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, giúp ngủ ngon hơn và kích thích cơ thể tự đốt cháy mỡ thừa ngay trong khi ngủ.

Ngoài ra, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn nên cắt giảm nguồn dinh dưỡng từ các thực phẩm béo, đồng thời bữa ăn hàng ngày phải không được vượt quá 1.500 calo.

Những Điều Xấu Xí Mẹ Bầu Phải Chịu Khi Mang Thai

Khi đón nhận niềm vui làm mẹ, cũng là lúc tôi cảm nhận được sự thay đổi “chóng mặt” của mình. Đó không chỉ là một trách nhiệm mới khi thực hiện thiên chức, thay đổi trong lối sống, mà chính là về mặt “nhan sắc” của tôi.

Ngày xưa, tôi cũng không phải thuộc hàng quá xấu, bề ngoài cũng không đến nỗi nào. Thế mà chỉ từ khi cấn thai, nhan sắc tôi đúng nghĩa “ma chê quỷ hờn”, ai trông thấy cũng len lén lắc đầu thương cảm. Và cũng vì là lần đầu mang thai, tôi không khỏi bị “sốc” trước sự thay đổi kinh khủng này của mình. Nhìn người ta mang bầu sao đẹp quá khiến tôi càng buồn hơn.

Mụn ở đâu kéo về

Từ ngày cấn thai, tôi đã bị “tra tấn” bởi lũ mụn đáng ghét. Đủ loại mụn không sót thi nhau mọc trên mặt tôi. Không chỉ vậy, mụn còn len lỏi tận ngực, lưng và sau gáy. Mụn cũ chưa xẹp thì mụn mới đã mọc lên khiến da tôi thâm đen hết. Không chỉ mụn cám, tôi còn bị hành hạ bởi lũ mụn bọc to tướng. Kể từ khi mang thai, tôi rất ngại khi ai đó nhin vào mặt mình vì tôi biết họ đang chuẩn bị hỏi han gì rồi đây. Can đảm lắm tôi mới có thể vác bộ mặt mụn này lết tới cơ quan trong 9 tháng ròng rã. Thêm nữa là da mặt tôi trở nên bóng nhẫy tưởng như có thể dùng để chiên hết một con cá khiến tôi càng tự ti.

Do mang bầu không thể dùng thuốc để trị mụn vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, tôi bèn tìm kiếm các phương pháp từ thiên nhiên mong cải thiện phần nào bộ mặt xấu xí này. Song chắc tôi phải chấp nhận mang bộ mặt này đến khi sinh con xong mới có thể áp dụng các biện pháp triệt để hơn.

Chân voi

Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, chân tôi bắt đầu phát tướng, chúng to dần lên như cột đình và tôi không thể xỏ vừa chân vào đôi giày cũ nữa. Thế là đành phải sắm một loạt giày mới với cỡ to hơn hẳn cỡ giày thường ngày. Thêm vào đó, vóc dáng mi nhon ngày nào đã trở nên phục phịch, to béo.

Biết là do mang thai, cơ thể tăng đến cả chục ký hơn, thêm vào đó việc phù chân khi mang thai cũng là hiện tượng thường gặp, chân to lên là chuyện bình thường, song nhiều khi nhìn bàn chân bự quá cũng khiến tôi “hãi hùng”.

Xuất hiện những đường rạn da xấu xí

Mặc dù đã đọc các loại sách báo, tra cứu các mẹo về cách phòng tránh rạn da khi mang thai, thêm vào đó tôi cũng chăm chỉ bôi dầu dừa lên bụng từ ngay những tháng đầu thai kỳ. Song đến tháng thứ 8, bụng tôi xuất hiện những vết rạn đỏ kéo dài, không chỉ vậy chúng còn lan đến ngực, mông và đùi. Chẳng biết sau khi sinh những vết rạn này có biến mất hay không đây? Còn ước mơ mặc bikini tung tăng bãi biển của tôi nữa, bao giờ mới có thể làm lại được như ngày xưa?

Mũi to như quả cà chua

Mũi tôi bắt đầu nở ra từ tháng thứ 5 của thai kỳ, nó quả thật kỳ dị làm sao. Trông gương mặt tôi chẳng ra làm sao nữa. Mũi đỏ, mặt mụn và tròn như một cái bánh bao, làn da sạm đi, con nít mà trông thấy chỉ còn nước khóc thét. Theo tôi tìm hiểu, nguyên nhân làm mũi to lên là do kích thích tố thai kỳ hoành hành khiến màng mucuous sưng lên, đồng thời cũng làm cho quá trình hít thở của bà bầu ngột ngạt hơn.

Tôi hỏi chồng: “Sao em mang bầu mà xấu xí quá như vậy, anh có thấy sợ không?”. Chồng tôi cười to: “Anh nhìn mãi cũng quen, thấy em xấu cũng lạ lạ, hay hay đó chứ”. Coi có tủi thân không cơ chứ.

Tôi còn vài tuần nữa là đón con chào đời rồi, hy vọng sau sinh nhan sắc sẽ cải thiện phần nào đúng như câu “gái một con trông mòn con mắt”, để còn tự tin cởi mở với đời, bù lại những ngày tháng quá đỗi xấu xí này.

Danh Mục Khác

Liên Quan Khác

Chế Độ Ăn Mẹ Bầu Để Thai Nhi Được Khỏe Mạnh

Chế độ ăn uống khi mang thai ở bà bầu là vấn đề rất được chú trọng. Mẹ bầu nên tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, vì các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau như cao huyết áp, tiểu đường, động thai hoặc tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. các triệu chứng như phù chân, tê chân, đau lưng… Ngoài ra, mẹ thừa cân thường dễ sinh mổ dẫn đến nguy cơ tai biến cao và thời gian hồi phục sau sinh nở lâu hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ bầu

Hầu hết phụ nữ mang thai cần dung nạp nhiều protein, một số vitamin và khoáng chất như folate, sắt, và đặc biệt là canxi. Nếu chế độ ăn hiện tại của bà bầu không đáp ứng được các tiêu chí trên thì nên điều chỉnh ngay chế độ ăn uống của bà bầu để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ…

Tuy nhiên, ăn tốt hơn không có nghĩa là ăn nhiều hơn. Nếu bạn đang ở mức cân nặng lý tưởng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn không cần bổ sung thêm calo. Sau đó, bạn sẽ cần tiêu thụ thêm khoảng 300 calo trong 3 tháng tới và 450 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối.

Nếu bạn thừa cân hoặc thiếu cân, bạn nên tiêu thụ ít hơn hoặc nhiều hơn những thứ trên, tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày. Đây là một kỹ thuật sáng tạo để giúp giảm bớt sự khó chịu như buồn nôn, chán ăn, ợ chua và khó khăn. tiêu. Trong thời kỳ mang thai, sự phát triển của em bé sẽ gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, do đó sẽ không còn chỗ cho những bữa ăn lớn trong cơ thể.

Không ăn các thực phẩm có hại

Mẹ bầu nên tránh hải sản sống như hàu, sushi hoặc salad cá, ​​sữa chưa tiệt trùng, thịt gia cầm sống hoặc nấu chưa chín. … Vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi. Hầu hết tất cả các loại cá biển đều chứa thủy ngân hoặc một số loại nguyên tố kim loại, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ. Hiệp hội dinh dưỡng khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai chỉ được ăn khoảng 300-400 gram cá mỗi tuần, tương đương với khoảng 2 bữa ăn mỗi tuần.

Các chuyên gia khuyên bạn nên ngừng sử dụng thức uống có cồn khi mang thai vì chúng có thể gây ra dị tật bẩm sinh, khuyết tật, khó khăn trong học tập và các vấn đề về cảm xúc ở em bé của bạn.

Đối với đồ uống có chứa cafein, hãy cân nhắc giảm hoặc loại bỏ những đồ uống này. Nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường khi sử dụng các chất trong 3 tháng đầu tiên, hãy ngừng sử dụng chúng ngay lập tức.

Giảm cân khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bạn và thai nhi vì không những không giảm được cân mà còn ảnh hưởng đến lượng sắt, folate, vitamin và khoáng chất. vật liệu cần thiết khác. Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của một thai kỳ khỏe mạnh.

Chế độ ăn của mẹ bầu nhiều chất xơ và ít tinh bột

Khi mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố nên mẹ bầu dễ bị táo bón, nhất là những tuần cuối thai kỳ nên mẹ cần được cung cấp thêm chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh. táo bón khi mang thai.

Ngoài ra, mẹ nên được bổ sung đủ tinh bột để cung cấp đủ năng lượng và ổn định lượng đường huyết cho cả mẹ và bé, nhưng không nên ăn quá no. Vì khi vào cơ thể mẹ quá nhiều tinh bột sẽ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ, béo phì và bệnh tim.

Tăng lượng trái cây và rau quả

Do hạn chế chất bột đường và chất béo, bà bầu có thể bị đói. Mẹ bầu có thể ăn trái cây và rau xanh để no bụng. Tuy nhiên, những loại trái cây chứa nhiều đường như sầu riêng, vải thiều, nho khô, mứt cam,… mẹ không nên ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến cao huyết áp và tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó, bà bầu nên ăn các loại trái cây ít đường, có tính axit, nhiều vitamin và khoáng chất như kiwi, táo, cam quýt, bưởi…

Hạn chế thức ăn chứa chất béo

Các mẹ nên hạn chế ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ như thịt lợn, vịt, đồ chiên rán… Thay vào đó, mẹ nên ăn những món giàu đạm nhưng ít chất béo không không tốt như thịt gà, cá, tôm, trứng, đậu.

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Bộ Phận Trên Cơ Thể Mẹ Càng Xấu Xí Chứng Tỏ Thai Nhi Càng Khỏe Mạnh trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!