Xu Hướng 9/2023 # 2 Cách Nấu Sữa Đậu Nành Ngon Đúng Chuẩn # Top 13 Xem Nhiều | Vietuk.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 2 Cách Nấu Sữa Đậu Nành Ngon Đúng Chuẩn # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 2 Cách Nấu Sữa Đậu Nành Ngon Đúng Chuẩn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sữa đậu nành chứa nhiều dinh dưỡng, là thức uống quen thuộc trong thực đơn của rất nhiều gia đình. Hiện nay, các loại sữa đậu được bày bán hàng loạt trên vệ đường ở nhiều nơi nhưng chất lượng và độ an toàn của các chai sữa đó lại rất mờ mịt.

Vậy nên, thay vì chọn mua các loại bán sẵn bạn có thể tự làm sữa đậu ở nhà vừa thơm ngon lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe với cách làm đơn giản sau:

1. Cách nấu sữa đậu nành ngon chuẩn vị

Để món sữa đậu được ngon ngay từ khâu chọn nguyên liệu phải chuẩn. Đậu nành bạn chọn loại ngon, hạt căng, tròn đều và không bị mốc hay sâu. Sau khi mua về, bạn ngâm qua đêm để hạt đỗ mềm nhanh nhừ khi nấu.

Sau khi ngâm xong, bạn đổ đỗ tương ra một chiếc rổ và vò mạnh tay dưới vòi nước để đãi sạch vỏ, đồng thời bạn cũng nhặt bỏ hạt lép và sạn còn sót trong đỗ để khi nấu nước được thơm mịn, đổ ra rổ để ráo bớt nước.

Sau khi đỗ tương được xay mịn, bạn chuẩn bị một chiếc vào xô, ở dưới có một chiếc bát tô to để hứng rồi đổ từ từ phần đỗ tương xay vào, vắt kiệt lấy nước cốt.

Phần nước cốt thu được, bạn đổ vào một chiếc nồi sạch rồi đun dưới lửa vừa. Trong lúc đun luôn khuấy đều để phần nước không bị kết mảng.

2. Cách nấu sữa đậu nành lá dứa

Đậu nành trước khi nấu phải ngâm ít nhất là 6 tiếng đồng hồ để hạt đậu nở mềm dễ tách vỏ. Nếu thời tiết mưa hoặc lạnh thời gian ngâm sẽ lâu hơn.

Đậu sau khi ngâm bạn vò dưới nước nhiều lần để tuốt sạch vỏ, phần hạt bạn để ra rổ để ráo nước.

Nếu có máy làm sữa đậu chuyên nghiệp sẽ giúp quá trình làm dễ dàng hơn nhưng nếu không có thì một chiếc máy xay sinh tố thông thường cũng đã giúp chúng ta rất nhiều rồi!

Phần sữa thua được, bạn đổ vào một chiếc nồi và nấu sôi trên bếp. Trong quá trình đun nếu bạn cảm thấy sữa đặc quá quá thể thêm một chút nước nhưng không nên cho thêm nước lọc sẽ khiến sữa bị loãng, mất chất.

Cuối cùng, bạn thêm đường vào sữa và khuấy đều để đường tan. Lượng đường có thể cân đối để vừa với khẩu vị của gia đình.

3. Sữa đậu nành và những thông tin bạn chưa biết?!

Không uống sữa đậu nành khi bụng đói, sẽ gây kích thích dạ dày

Để sữa có màu đẹp, bạn nên dùng đường trắng thay vì đường vàng hay đường nâu

Sữa đậu nành thích hợp để uống vào bữa sáng, kèm cháo hoặc bánh bao đều ngon.

Sữa đậu nành rất tốt nhưng uống nhiều trong một lúc sẽ khiến cơ thể bị quá tải

Các loại sữa hạt như đậu nành bạn không nên ăn kèm các loại hoa quả như chuối, dâu, dưa hấu vì sẽ gây đầy bụng

Đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành chứa nhiều protein và khoáng chất có lợi giúp bạn tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các bệnh tim mạch, tiểu đường và phòng chống ung thư hiệu quả.

Bên cạnh đó, sữa đậu nành so với sữa động vật ít chất béo hơn, cung cấp năng lượng dồi dào mà không lo tăng cân. Thành phần dinh dưỡng trong đậu nành còn giúp bạn có làn da sáng khỏe, trẻ trung và hỗ trợ tăng nội tiết tố phụ nữ, đặc biệt có lợi với chị em phụ nữ muốn cải thiện vóc dáng và số đo vòng một.

Kết bài

Cách nấu sữa đậu nành rất đơn giản. Chỉ với vài thao tác thôi là bạn có ngay món sữa thơm ngon và dinh dưỡng để cả gia đình cùng thưởng thức rồi. Bạn có thể có dụng cách nấu sữa đậu nành với nhiều loại sữa hạt khác như đỗ xanh, ngô hay mè đen.

Cập nhật 14/06/2023

Cách Nấu Sữa Đậu Nành, Mè Đen

Sữa Đậu Nành, Mè Đen được kết hợp từ đậu nành, đậu phộng, mè đen, lá dứa, … sẽ mang đến cho bạn một ly sữa đậu thật thơm ngon và bổ dưỡng cực kì có lợi cho sức khỏe

Công dụng của Đậu Nành

Là loại hạt cực kỳ nhiều công dụng, ở góc độ bài viết chỉ liệt kê một số công dụng tiêu biểu của nó như:

Tốt cho tim mạch

Giảm nguy cơ béo phì

Giảm nguy cơ tiểu đường

Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp tóc và da

Ngăn ngừa loãng xương

Ngăn ngừa ung thư

Ngăn ngừa các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, trị các bệnh sau sinh như trúng phong

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, mỡ máu cao

Hỗ trợ điều trị đổ mồ hôi trộm, giải độc, cải thiện trí nhớ

Công dụng của Đậu Phộng

Ngăn ngừa tăng cân

Cân bằng mức cholesterol

Ngăn ngừa rủi ro đột quị

Ngừa ung thư

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Tăng cường trí nhớ, chống sa sút trí tuệ khi về già

Bảo vệ tim mạch

Chống trầm cảm

Ổn định đường huyết

Ngăn ngừa sỏi mật

Công dụng của Mè đen (Vừng đen)

Giữ cho tóc lâu bạc, đẹp da

Chữa đầy bụng, chướng bụng

Chữa sản phụ thiếu sữa

Chữa viêm mũi mãn tính

Chữa chân tay đau buốt

Chữa táo bón

Giúp hạ huyết áp

Hỗ trợ hệ xương phát triển khỏe mạnh

Nhiều Vitamin B

Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Giàu chất chống Oxy hóa

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Hỗ trợ giảm cân

Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp

Nguồn thực phẩm giàu chất xơ tốt

Có tác dụng giảm cholesterol và chất béo trung tính

Nguồn cung protein thực vật dồi dào

Nguyên Liệu

Đậu Nành Hạt 500 gram

Đậu phộng rang (đã bỏ vỏ) 100 gram

Mè đen (rang thơm) 100 gram

Nước lọc 4.5 lít

Lá dứa khoảng 5 lá

Cách làm:

Đậu nành ngâm qua đêm 10 tiếng, sau đó đãi sạch vỏ

Đậu phộng rang làm sạch vỏ

Cho mè đen vào nồi và rang cho thơm

Cho hỗn hợp ở trên vào cối và đổ 4.5 lít nước lọc vào cối và xay nhuyễn

Cho hỗn hợp vừa xay vào túi vải lọc lấy nước (bỏ phần xác) và vớt bỏ bọt nổi trên mặt

Cho phần nước vừa lọc vào nồi nấu với lá dứa

Nấu khoảng 30 phút, cho tới khi nước đậu chuyển sang màu đục, trên mặt nổi váng thì sữa đã chín

Có thể dùng nóng hoặc để nguội giữ lạnh dùng được 2-3 ngày

Thêm đường tùy sở thích

Đăng ký theo dõi tại youtube → Cách Pha Chế

Video thực hành:

3 Cách Nấu Sữa Đậu Nành Bằng Máy Xay Sinh Tố, Nấu Sữa Đậu Nành Ngon Để Kinh Doanh Không Bỏ Xác, Không Bị Đông

Nếu như bạn là một người yêu thích những loại thực phẩm từ đậu nành thì chắc hẳn không thể bỏ qua món sữa đậu nành vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, lại tốt cho sức khỏe, giữ dáng đẹp da rồi. Tuy nhiên có rất nhiều người đã từ bỏ sở thích này vì lo sợ chất lượng của sữa đậu nành mua ở ngoài tiệm không đảm bảo vệ sinh.

Nguyên liệu nấu sữa đậu nành

Nước sạch để ngâm đậu (khoảng 1 lít)

1,5 lít nước sạch để nấu và vắt sữa từ đậu

30 gram lạc /đậu phộng – rang sơ, xát sạch vỏ (không bắt buộc)

2 – 3 cái lá nếp/ lá dứa

Các dụng cụ nấu sữa: máy xay sinh tố, rá và khăn vải xô

Cách nấu sữa đậu nành không bị đông, không bỏ xác

Bạn có thể ngâm đậu trong nhiều nước, càng nhiều càng tốt để giảm tối đa độ chua của đậu. Theo kinh nghiệm thì bạn có thể ngâm 2 lạng đậu nành trong 5 – 10 lít nước. Thỉnh thoảng hãy thay nước và vớt hết bọt bỏ đi.

Bí quyết bỏ túi ở đây là thời gian ngâm đậu sẽ tùy mùa, mùa hè sẽ ngâm trong 6 đến 8 tiếng, mùa đông thì ngâm từ 8 đến 10 tiếng. Nên ngâm đậu vào ban đêm vì nhiệt độ thấp của buổi đêm sẽ khiến đậu không bị chua, còn nếu ngâm vào ban ngày bạn nên thay nước từ 2 đến 3 lần để đậu không chua.

Khi ngâm bạn nên lưu ý, hạt bị hư sẽ nổi lên trên mặt nước chỉ cần vớt và bỏ những hạt đậu này. Nếu đậu đã nở mềm bạn xả nước và đãi vỏ, đến khi nước không còn đục là đã xong công đoạn sơ chế, lá dứa cuộn hoặc cắt khúc sau đó để ráo nước.

Bước 2: Xay và đun chín sữa với lá dứa

– Bạn ngâm đậu cho đến khi hạt đậu mềm đến độ nhất định thì cho về máy xay sinh tố xay cùng với vừng (nếu thích), vừa xả vừa dừng để nước đậu được bão hoá. Lạc và vừng sẽ giúp cho sữa đậu nành có vị ngậy, nhiều dinh dưỡng hơn và có vị thơm đặc biệt. Trong khi xay, bạn nên châm nước một cách từ từ để đậu được xay mịn và không tạo bọt.

– Một gợi ý cho bạn đó là dùng khoảng 750 ml nước để xay đậu, sau đó thêm vào từ 250 – 300ml vào phần đậu vừa xay để nước đậu loãng hơn.

– Lúc này bạn cho hỗn hợp đậu đã xay vào đun cùng lá dứa đến đến khi thấy bọt nổi lên đến miệng nồi thì tắt bếp bắc ra. Khi đun sữa, bạn nên để nhỏ lửa và khuấy đều tay để đậu không tiếp xúc với đáy nồi quá lâu, dẫn đến việc sữa đậu nành bị khét.

– Để có thể lọc sữa đậu dễ dàng hơn, bạn nên dùng một chiếc rá và khăn vải xô. Tiếp theo đổ đậu vào rá, sữa sẽ chảy qua khăn và rá xuống nồi. Phần còn lại còn nóng, bạn hãy thêm tiếp 500 ml nước rồi ép kiệt nước để không lãng phí lượng đậu đã nấu. Sau đó đem cất vào tủ lạnh để dùng dần.

Kinh nghiệm sử dụng xác đậu nành sau khi xay

Hạt đậu nành dễ hút ẩm nên khi chọn mua đậu, bạn nên mua gói có hút chân không và có ngày sản xuất, đóng gói gần đây. Nếu đậu dùng không hết, bạn nên bỏ vào lọ thủy tinh và đậy kín, bảo quản nơi khô thoáng.

Phần bã đậu có thể dùng làm món ăn chay như thịt viên chay, để nấu súp hải sản hoặc có thể trộn với trứng làm trứng đúc đậu nành. Bã đậu còn có tác dụng bón cây rất tốt.

Tác dụng của sữa đậu nành đến sức khỏe

Sữa đậu nành giúp bảo vệ tim mạch, những thành phần có trong đậu nành như vitamin B có tác dụng chăm sóc và tăng cường hoạt động cho tim. Chất xơ sẵn có còn giúp ngăn ngừa sự hình thành cholesterol, bảo vệ tim tốt hơn.

Ngăn ngừa bệnh ung thư: trong sữa đậu nành có nhiều dưỡng chất chống oxy hóa như: coumestrol, polyphenol, hợp chất phytonutrient,… có tác dụng rất tốt trong việc chống bệnh ung thư, đặc biệt là ở dạ dày và đại tràng.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: nếu bạn chăm chỉ uống sữa đậu nành mỗi ngày, sẽ giúp hệ miễn dịch được tăng cường. Đậu nành còn giúp giảm nguy cơ gây ra bệnh tim và huyết áp lên đến 40%.

Không hiển nhiên mà sữa đậu nành lại là một trong những loại sữa được đánh giá cao nhất về độ dinh dưỡng. Vì đậu nành được xem là một trong những loại hạt chứa nhiều dưỡng chất nhất, thậm chí nó đã được các chuyên gia chứng minh rằng.

Trong 100gr đậu nành có chứa hàm lượng lên đến 411 calories, 34gr chất đạm, 18gr chất béo, 165mg Canxi và 11mg Sắt, đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phát triển.

Nhìn những tỉ lệ chất dinh dưỡng phía trên, bạn cũng có thể so sánh với thịt bò một trong những thực phẩm được xem là giàu dưỡng chất nhất. Các chuyên gia đã chứng minh hàm lượng trong thịt bò thật sự kém hơn rất nhiều so với đậu nành.

Chính vì lẽ đó, nên để đảm bảo được đầy đủ dưỡng chất bạn nên học cách nấu sữa đậu nành không bỏ xác, để đảm bảo đầy đủ những chất bổ dưỡng cho cơ thể.

2. Cách nấu sữa đậu nành ngon để kinh doanh không bị đông bằng máy

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng. Đậu nành tự nhiên chứa axit béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cung cấp năng lượng và tăng cường khả năng hoạt động của cơ thể.

Sữa đậu nành là một thức uống vừa ngon, hấp dẫn lại vừa rất tốt cho làn da và vóc dáng của chị em phụ nữ. Nếu tự tay làm cho mình một ly sữa đậu nành thì thật tuyệt, tuy nhiên nhiều khi bạn còn lo lắng vì cách làm phức tạp.

Nguyên liệu làm sữa đậu nành

Đậu nành: 500g

Nước: bạn chuẩn bị khoảng 1.5l nước

Lá dứa

Cách nấu sữa đậu nành không bị đông, dễ bán

Bước 2: Sau khi sơ chế xong phần đậu nành, bạn cho vào máy và xay nhuyễn với nước bằng máy xay sinh tố. Cho đậu và nước với tỷ lệ: 4 muỗng canh đậu nành/350ml nước để sữa ngon nhất.

Nếu bạn uống loãng có thể tăng lượng nước, còn muốn uống đặc thì bạn giảm lượng nước đi một chút tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích của mỗi bạn.

Bước 3: Bạn đổ tất cả vào tấm vải lọc ( bạn có thể tự may hoặc mua ngoài hàng) rồi lọc hết phần bã đậu. Bạn nên lọc đi lọc lại nhiều lần để sữa được mịn. Phần bã bạn để nguyên trong túi rồi nhúng vào nước nhiều lần đến khi nước không đục nữa thì mới bỏ bã.

Bước 4: Tiếp tục cho nước đậu vừa vắt được vào nồi, đun sôi cùng với vài lá dứa để dậy mùi thơm. Khi đã sôi, bạn để lửa riu riu nhỏ vài phút rồi tắt bếp.

Bước 5: Như vậy là bạn đã có những ly sữa đậu nành ngon tuyệt từ chiếc máy xay sinh tố mà không phải làm nhiều công đoạn cầu kì phức tạp.

Kinh nghiệm nấu sữa đậu nành ngon và dễ bán chạy hàng

Sữa đậu nành là đồ uống có nhiều chất thích hợp cho cả mùa đông lẫn mùa hè, nhưng lại không để được lâu. Các hàng rong thường đựng sữa đậu nành trong thùng nhựa và giữ nóng sữa tới khi đong cho khách. Tuy nhiên, do sản xuất không đảm bảo vệ sinh, sữa đậu nành hay nhiễm khuẩn.

Sữa đậu nành đóng hộp thì được pha hương liệu thơm giống đậu nành, chất bảo quản (E451, 407, 460, 466, 500ii, 471…) và tiệt trùng, nhưng nhược điểm là uống nguội không ngon.

Mua và bảo quản hạt đậu nành

Hạt đậu nành có nhiều chất nên cần bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, các cửa hàng ngoài chợ và siêu thị thường chỉ để trong chậu nhựa hoặc đóng túi nilon.

Người tiêu dùng mua về lại bảo quản sơ sài, hạt đậu nành tiếp xúc với không khí một thời gian bị hơi nước xâm nhập làm biến chất, hạt đậu hút ẩm càng nhiều càng cứng. Vì vậy, khi mua hạt đậu nành người tiêu dùng cần xem ngày đóng gói. Không nên mua loại để trên chậu, dù vỏ vẫn đẹp nhưng đã biến chất.

Nên mua chỗ quen biết hoặc tìm loại hạt đậu nành đóng gói chân không, cóGiấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về, nên để vào một lọ thủy tinh hoặc túi nilon hàn kín lại.

Ngâm và xử lý bọt từ đậu nành

Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Theo kinh nghiệm, người ta xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến.

Cụ thể là dùng máy bơm sục nước từ dưới đáy bồn suốt thời gian ngâm để bọt và nước chua tràn ra ngoài mà không ngấm vào trong hạt. Kỹ thuật này giúp đậu nành luôn được ngâm trong môi trường nước có độ chua thấp. Áp dụng kỹ thuật, chị em nên làm như sau:

Bước 1: Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.

Bước 2: Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt. Điều này giúp nước ngâm loãng hơn, nồng độ chua giảm đi.

Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng. Không đậy nắp. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm mùa hè từ 6-8 tiếng, mùa đông từ 8-10 tiếng. Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.

Bước 3: Ngâm xong, bạn gạn nước ngâm đi, tiếp tục xả mạnh để bọt ra hết rồi mới bóp vỏ. Kỹ thuật này giúp nước chua không ngấm vào thịt của hạt đậu nành.

Bước 4: Nếu hàng ngày làm, bạn nên ngâm lượng đậu nành cho 3-4 mẻ. Phần đậu ngâm bóp vỏ chưa dùng nên cho xấp nước, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, dùng hết trong 2 ngày. Mỗi lần mang ra dùng cần thay nước, xả kỹ bọt rồi mới bắt đầu xay. Cách làm này tiết kiệm thời gian.

Sữa đậu nành làm bằng máy xay sinh tố vẫn giữ nguyên được vị béo ngậy, mùi thơm của đậu và lá mía hòa quyện sẽ giúp bạn có những trải nghiệm ẩm thực khó quên.

3. Cách làm sữa đậu nành mè đen ngon nhất tại nhà

Từ lâu sữa đậu nành đã trở thành một loại thức uống rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Sữa đậu nành rất tốt cho sức khoẻ, mè đen lại có tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc, rất thích hợp cho những ngày hè nóng bức.

Tạo thói quen uống sữa đậu nành mỗi ngày là một điều tốt, nhưng chỉ uống một hương vị thôi thì bạn sẽ thấy ngán lắm. Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền đều nhận định mè đen là loại thực phẩm có tác dụng rất tốt cho cơ thể con người. Mè đen giúp bổ gan thận, làm đen tóc, mịn da…

Nguyên liệu Cách làm sữa

– Bước 1: Đậu nành chọn những hạt bóng mẩy, không bị mốc, bị sâu rồi ngâm nước trong khoảng 6-8h qua đêm, sau đãi sạch vỏ.

– Bước 2: Mè đen đem rang chín, nghe thấy tiếng lép bép là được.

– Bước 3: Cho đậu nành và mè đen vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

– Bước 4: Đổ sữa đậu nành mè đen đã xay ở trên qua một túi vải lọc để loại bỏ bã. Vắt lấy nước cốt, hớt bỏ bớt bọt.

– Bước 5: Đem đun sôi, khi nồi sữa đậu nành vừa sôi, vặn nhỏ lửa, thêm đường phèn, khuấy đều cho đường tan hết. Sau đó đun sôi trở lại là được. Lưu ý bạn phải canh lửa cho chuẩn để tránh sữa bị trào ra ngoài.

– Bước 6: Sau khi sữa nguội, có thể cho vào chai lưu trữ trong tủ lạnh hoặc dùng luôn với đá đều ngon cả.

Chỉ sau vài bước làm đơn giản chúng ta đã có những ly sữa đậu nành mè đen hấp dẫn, dễ làm và tốt cho sức khỏe rồi.

Yêu cầu với sữa đậu nành mè đen

Sữa thơm mùi mè, có màu đen tự nhiên, không quá ngọt. Sữa nấu với lửa nhỏ để không bị trào hay khét. Sữa sánh mịn, thơm đậu.

Một sự kết hợp mới tạo ra hương vị mới sẽ kích thích bạn nhiều hơn. Món thức uống đơn giản, dễ thực hiện sẽ làm hài lòng những thành viên trong gia đình.

Làm sữa đậu nành mè đen không hề khó, chỉ cần 30 phút bạn đã có thức uống bổ dưỡng mát lành này rồi. Sữa đậu nành mè đen vị rất thanh, mát, ngọt nhẹ vì dùng đường phèn, mùi thơm nhẹ của đậu nành kết hợp với mè đen cảm giác vô cùng dễ chịu.

Uống Sữa Đậu Nành Có Giảm Cân Không Và Cách Nấu Sữa Đậu Nành Giảm Cân

Uống sữa đậu nành có giảm cân không? Uống sữa đậu nành không đường có giảm cân không? Uống sữa đậu nành buổi sáng có giảm cân không? MarryBaby sẽ giải đáp các thắc mắc này của bạn cũng như chỉ bạn cách nấu sữa đậu nành giảm cân tại nhà.

Để giảm nửa kg cân nặng thì bạn phải đốt 3.500 calo, do đó việc cắt giảm calo trong khẩu phần ăn là vô cùng quan trọng. Đậu nành là một thực phẩm ít calo nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của bạn.

Uống sữa đậu nành có giảm cân không? Vì sao sữa đậu nành giúp giảm cân?

Đậu nành có hàm lượng protein cao, giúp bạn tăng cơ, giảm mỡ. Protein cũng giúp bạn no nhanh và no lâu, ngăn ngừa thói quen ăn vặt khi buồn miệng.

Đậu nành cũng giúp điều tiết lượng insulin trong cơ thể, tốt cho người bị béo phì.

Các axit béo không bão hòa đơn trong đậu nành giúp ngăn ngừa ruột hấp thụ chất béo.

Sữa đậu nành cũng giàu riboflavin và vitamin B12, cần thiết cho việc sản xuất năng lượng và chuyển hóa chất béo.

Một lợi ích khác của đậu nành là chữa mất ngủ. Hàm lượng magie cao trong đậu nành giúp bạn dễ ngủ, ngủ thẳng giấc, không còn cảnh trằn trọc thèm ăn khuya.

Muốn giảm cân thì chỉ kiêng ăn thôi chưa đủ, bạn còn phải tập luyện thể thao. Trước và sau khi tập thể thao, bạn có thể uống chút sữa đậu nành để tăng tuần hoàn máu đến cơ bắp. Đậu nành rất giàu chất sắt và đồng. Đây là 2 khoáng chất thiết yếu trong việc sản xuất hồng cầu. Nếu các cơ quan nội tạng và tứ chi nhận được lượng máu dồi dào oxy, thì hệ trao đổi chất cũng sẽ hoạt động hết công suất.

Đậu nành rất giàu chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón, bệnh trĩ và thậm chí là ung thư đại trực tràng. Đậu nành còn giàu oligosaccharide, một loại carb giúp tăng cường các lợi khuẩn trong ruột, giúp hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng và đẩy hết độc tố ra ngoài. Bạn không chỉ giảm cân mà làn da cũng mịn màng hơn.

Uống sữa đậu nành vào buổi sáng có giúp giảm cân không?

Bạn không nên uống sữa đậu nành khi bụng rỗng lúc sáng sớm, vì protein sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt tiêu hao, không hấp thụ được vào cơ thể. Như vậy thì công dụng tăng cơ, giảm mỡ của sữa đậu nành cũng không còn.

Tuy nhiên, bạn có thể uống sữa đậu nành cùng với bữa ăn sáng, lúc này cơ thể sẽ hấp thu được nhiều dưỡng chất từ đậu nành.

Ngoài ra, bạn còn có thể uống sữa đậu nành cách giờ đi ngủ vào buổi tối khoảng 1-2 tiếng. Điều này giúp kiểm soát sự tái tạo mỡ vào ban đêm, giúp bạn giảm cân trong giấc ngủ.

Cách nấu sữa đậu nành giảm cân tại nhà

200g đậu nành hạt nhỏ, vỏ màu vàng, hạt chắc tay. Không dùng đậu nành hạt to vì nấu sữa sẽ kém thơm ngon.

Rửa sạch đậu nành, ngâm trong nước khoảng 6 giờ. Để tăng vị béo của đậu nành, bạn có thể cho vào 10g đậu xanh lột vỏ, ngâm chung với đậu nành. Chỉ cần dùng ít đậu xanh để không át mùi đậu nành.

Đậu ngâm xong đem đi rửa sạch. Không ngâm lâu hơn 6 tiếng vì sẽ làm đậu nành bị chua, giảm đi vị béo.

Bắc nồi lên bếp, cho vào 500ml nước. Cho đậu vào, đun vừa sôi thì tắt bếp. Mục đích nấu để giảm mùi hăng của đậu nành và sữa để được lâu hơn mà không bị hỏng.

Cho tiếp 1.250ml nước nguội vào nồi. Chờ cho nồi nước còn hơi âm ấm thì đem đi xay.

Bạn có thể xay đậu nành nguyên vỏ hoặc bóc vỏ.

Vớt hết đậu nành vào máy xay sinh tố, đổ vào một nửa lượng nước từ trong nồi. Xay nhuyễn. Trút hỗn hợp thu được vào túi vải, bóp mạnh tay để ra hết vị béo.

Xác đậu nành tiếp tục cho vào máy xay, đổ lượng nước còn lại trong nồi vào xay cùng. Sau đó trút ra túi vải rồi vắt thêm một lần nữa.

Sữa đậu nành thu được, bạn bắc lên bếp đun lửa vừa.

Cho một bó lá dứa vào để tạo mùi thơm.

Khi sữa sôi, bạn vặn nhỏ lửa và tiếp tục khuấy thêm 5 phút.

Gắp lá dứa ra khỏi nồi, không để lâu trong nồi sẽ làm cho sữa bị đắng.

Với 200g đậu nành, bạn chỉ nấu với 1.750ml nước. Lượng nước ít như vậy sẽ giúp sữa đậu nành sánh và béo hơn so với mua ngoài tiệm.

Bạn để sữa đậu nành nguội, trên cùng sẽ đóng một lớp màng. Bạn vớt lớp màng này ra, có thể ăn cũng được. Lớp màng có vị béo dai lạ miệng.

Nếu thích ăn ngọt, bạn có thể cho vào 80g đường (tương đương 5 thìa súp). Cho đường lúc sữa còn ấm sẽ giúp sữa có vị ngọt thanh. Không nên cho đường lúc đang nấu, sữa sẽ không ngon bằng.

Nếu thích uống đá thì bạn tăng thêm lượng đường. Rắc 1 nhúm muối vào là xong. Sữa uống vào có vị ngọt dịu nhẹ, rất thanh tao, đồng thời có mùi thơm dịu nhẹ của lá dứa và đậu nành.

Những lưu ý khi uống sữa đậu nành

Không pha đường phèn vào sữa đậu nành, vì axit hữu cơ trong đường phèn sẽ làm protein kết tủa, làm mất hết dưỡng chất.

Không đồng thời ăn trứng và uống sữa đậu nành, vì protein trong trứng và trypsin trong sữa có thể tạo ra các hợp chất khó tiêu hóa.

Thuốc kháng sinh và đậu nành có tính chất đối kháng. Do đó nên uống sữa và thuốc cách nhau hơn 1 giờ.

Sữa đậu nành có tính hàn, không tốt cho người bị viêm loét dạ dày, sỏi thận hoặc bệnh gout.

Dù sữa đậu nành rất tốt nhưng bạn cũng chỉ nên uống tối đa 500ml/ngày và chia làm 2 lần uống.

Sữa đậu nành giàu dưỡng chất không thua gì sữa bò ít béo. Đậu nành giàu protein, vừa phải chất béo và carb, giúp bạn giảm cân mà không lo đói. Bạn có thể uống sữa đậu nành không đường hàng ngày để đạt mục tiêu cắt giảm calo của mình.

Xuân Thảo

Cách Nấu Sữa Đậu Xanh Ngon Bổ Tại Nhà

Mô tả Mô tả khoá học

Thời tiết nắng nóng, chúng ta thường có xu hướng dùng các loại thức uống thay cho các loại thức ăn hằng ngày. Và các loại sữa từ hạt là lựa chọn của nhiều gia đình, trong đó sữa đậu xanh được nhiều người yêu thích. Cùng vào bếp với chúng tôi để học cách nấu sữa đậu xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị

200g đậu xanh

500 ml sữa tươi không đường

15 – 10 lá dứa½ thìa cafe muối

Cách làm sữa đậu xanh tại nhà

Bước 2: Lá dứa sau khi mua về, bạn đem đi rửa cho thật sạch, để vào rổ cho ráo nước.

Bước 3: Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt, bắc lên bếp nấu cho tới khi đậu mềm, chú ý hớt bọt sạch sẽ trong lúc nấu để sữa đậu xanh sau khi nấu xong không bị cặn bẩn.

Bước 4: Sau khi đậu xanh đã chín mềm, nhân lúc còn nóng bạn múc đậu cho và máy xay sinh tố. Thêm đường rồi bật nút xay cho tới khi tạo thành hỗn hợp mịn mượt ( nếu hỗn hợp đậu quá đặc, bạn có thể cho thêm ít nước sôi)

Bước 5: Đậu xanh sau khi xay mịt bạn đổ vào một nồi khác, thêm sữa tươi hoặc nước cốt dừa vào, khuấy đều lên, bạn canh độ lỏng hay đặc của sữa tùy vào khẩu vị của gia đình. Bạn bắc lên bếp đun với lửa liu riu khoảng 15 – 20 phút, chú ý khuấy đều tay để sữa không bị vón cục. Sau cùng, bạn cho lá dứa vào nấu cùng để sữa đậu xanh được thơm ngon hơn.

Bước 6: Sau khi cho đủ gia vị và nêm thấy vừa khẩu vị các bạn bắc nồi ra, vớt bỏ lá dứa. Đợi sữa hơi nguội bạn cho sữa vào một cái lọ thủy tinh để trong tủ lạnh dùng dần ( sữa đậu xanh này có thể sử dụng trong vòng một tuần)

Bước 7: Khi dùng, bạn rót sữa đậu xanh ra ly, cho thêm vài viên đá lạnh và ít sữa tươi, khuấy đều để thưởng thức.

Vậy là chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn xong cách nấu sữa đậu xanh ngon rồi, hy vọng là bạn đã bỏ túi thêm cho mình một loại sữa ngon cho gia đình thưởng thức mỗi ngày. Là một người nội trợ của gia đình, bạn luôn muốn dành những điều tốt nhất cho các thành viên gia đình, chăm lo cho từng bữa ăn ngon và luôn tìm kiếm những công thức nấu ăn, làm thức uống bổ dưỡng để đổi mới thực đơn ăn uống hằng ngày.

Nếu như vậy thì khóa học Bữa Sáng Thông Minh trong ngành học Bếp Gia Đình sẽ rất thích hợp với những người nội trợ như bạn. Tại khóa học, bạn sẽ được học không chỉ cách làm cách món ăn sáng ngon, bạn còn được cách làm các loại thức uống bổ dưỡng như sữa bắp, sữa đậu nành, sữa hạt sen, sữa đậu xanh…để cả nhà thưởng thức, một số bí quyết để việc nấu nướng của bạn đơn giản và dễ dàng hơn…Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ ngày càng tự tin hơn với khả năng bếp núc của mình.

Uống Sữa Đậu Nành Đúng Cách Để Giảm Cân + Đẹp Da

Uống nước chanh giảm cân đúng cách+ AN TOÀN

Uống giấm giảm cân nhanh chóng mà AN TOÀN khi dùng ĐÚNG CÁCH

Vì sao sữa đậu nành có công dụng giảm cân, giảm béo?

Sữa đậu nành được coi là một trong các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì hiệu quả nhờ tác dụng làm giảm hàm lượng đường và calo có trong cơ thể. Chính vì vậy, uống sữa đậu nành hàng ngày được coi là một trong các cách giảm béo bụng hiệu quả.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng uống sữa đậu nành đúng cách giúp giảm cân rất tốt. Nó giúp giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, ức chế và ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol một cách hiệu quả. Nó cũng giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể, ngăn cản sự gia tăng mỡ máu và tạo sự săn chắc cho cơ bắp.

Ngoài cách giảm cân bằng sữa đậu nành ở trên, bạn nên kết hợp với các phương pháp khác để cho hiệu quả tốt hơn như ăn kiêng hay tập luyện đều đặn mỗi ngày.

Thành phần chính trong sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một thức uống có chứa lượng calo thấp (trong 100ml sữa đậu nành chỉ chứa 54 calo), vì vậy nó có thể làm giảm lượng hấp thụ nhiệt của cơ thể. ( chứa 173 calo, 9g chất béo, 10g chất xơ, 17g protein) Sữa đậu nành có chứa chất xơ một loại chất dinh dưỡng quan trọng có thể loại bỏ các độc tố và mỡ thừa ra khỏi cơ thể giúp làm đẹp da và giảm cân. Sữa đậu nành có chứa nhiều axit béo không bão hòa chủ yếu là Omega-6, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành mỡ máu rất tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có các phytosterol giúp cơ thể ngăn ngừa tăng cholesterols và nhiều các vitamin, khoáng chất khác như: Manganese, Selenium, đồng, kali, phốt pho, magiê, sắt, canxi, Vitamin B6, Folate, Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và Vitamin K… rất tốt cho sức khoẻ.

Cách uống sữa đậu này khong đường để giảm cân

Những người mong muốn giảm cân và duy trì vóc dáng thon gọn có thể uống sữa đậu nành mỗi ngày bằng một lượng vừa phải, khoảng tối đa 500ml/ ngày.

Nên sử dụng sữa đậu nành không đường, tuyệt đối không nên cho thêm đường hoặc vani hay chocolate làm tăng hương vị vì nó sẽ làm tăng lượng calo trong mỗi cốc sữa.

Bạn có thể dùng sữa đậu nành kết hợp với dấm đen dạng viên của Orihiro vừa giảm cân, vừa giảm cholesterol trong máu:

Dấm đen giảm cân Nhật Bản Orihiro 216 viên còn được gọi tên là Kosu, đây là loại dấm làm từ gạo lức (brown rice), rất tốt cho sức khỏe. Người Nhật dùng hàng ngày, có người cũng dùng dấm đen pha với nước ấm, mật ong để giảm cân hàng ngày.

Quy cách: 216viên/ 1 gói

Xuất xứ: Orihiro Nhật Bản

Giá: 320k/ gói, luôn có sẵn hàng

Mua hàng + giao nhận: 0937 807 812 (free ship các quận trung tâm thành phố, giao hàng ngay trong ngày)

Nên lưu ý những lời khuyên sau khi bắt đầu kế hoặch giảm cân với đậu nành.

Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Theo y học cổ truyền, đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đày bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.

Sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.

Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành.Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành. Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành cùng với trứng thì càng bổ, có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.

Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.

Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Không nên chỉ uống sữa đậu nành không. Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh chúng tôi các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.

Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

tu khoa lien quan

uong sua dau nanh dung cach de giam can

cach giam can bang sua dau nanh

cong thuc uong sua dau nanh giam can

Cập nhật thông tin chi tiết về 2 Cách Nấu Sữa Đậu Nành Ngon Đúng Chuẩn trên website Vietuk.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!